logo

Tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 17 ngắn nhất (Sách mới 3 bộ)

Mời các bạn click ngay để đến với Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 17 ngắn nhất theo từng bộ sách:

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 17 ngắn nhất Cánh diều 

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 17 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 17 ngắn nhất Kết nối tri thức 


Lý thuyết Sinh 10 Bài 17. Quang hợp


I. KHÁI NIỆM QUANG HỢP

1. Khái niệm

- Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.

- Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:

CO2 + H2O + ASMT ⟶ (CH2O) + O2

2. Các sắc tố quang hợp

- Có 3 nhóm chính:

+ Clorôphin (chất diệp lục): có vai trò hấp thu quang năng.

+ Carôtenôit và phicôbilin (sắc tố): bảo vệ diệp lục khỏi bị phân hủy khi cường độ ánh sáng quá cao.


II. CÁC PHA CỦA QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

1. Pha sáng

- Diễn ra tại màng tilacôit.

- Biến đổi quang lí: Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng trở thành dạng kích động electron.

- Biến đổi quang hóa: Diệp lục trở thành dạng kích động truyền năng lượng cho các chất nhận để thực hiện quá trình quang phân li nước.

H2O Quang phân li ⟶ 2H+ + 1212O2 + 2e−e−

⟶ Hình thành chất có tính khử mạnh: NADP, NADPH.

⟶ Tổng hợp ATP.

- Sơ đồ:

H2O + NADP + Pi Sắc tố quang hợp ⟶ NADPH + ATP + O2

2. Pha tối

- Diễn ra trong chất nền của diệp lục. CO2 bị khử thành cacbohiđrat ⟶ gọi là quá trình cố định CO2 (thông qua chu trình Canvin hay chu trình C3).

- Chu trình C3 gồm nhiều phản ứng hóa học xúc tác bởi các enzim trong chất nền của diệp lục và sử dụng ATP, NADPH từ pha sáng, biến đổi CO2 khí quyển thành cacbohiđrat.

CO2 + P.tử 5C(RiDP) ⟶ hợp chất 6C không bền.

- Sản phảm cố định đầu tiên là hợp chất 3C ⟶ ALPG tái tạo lại RiDP giúp tế bào hấp thụ nhiều CO2, phần còn lại ALDP được sử dụng tạo ra tinh bột và saccarôzơ.

Xem toàn bộ Giải Sinh 10: Bài 17. Quang hợp

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 23/09/2022