logo

Quang hợp thường được chia thành mấy pha là những pha nào?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Quang hợp thường được chia thành mấy pha là những pha nào?” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Sinh học 10


Trả lời câu hỏi: Quang hợp thường được chia thành mấy pha là những pha nào?

Quang hợp thường được chia thành hai pha: pha sáng và pha tối.

+ Pha sáng: giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng

+ Pha tối: quá trình cố định CO2

Quang hợp thường được chia thành mấy pha là những pha nào? (ảnh 2)

a) Pha sáng

- Nơi diễn ra : màng tilacôit của lục lạp.

- Nguyên liệu : là năng lượng ánh sáng

- Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành dạng năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH. Vì vậy, pha này còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

- Quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng thực hiện được nhờ hoạt động của các phân tử sắc tố quang hợp.

- Phương trình: NLAS + H2O+ NADP+ + ADP + ®i —-> NADPH + ATP + O2  

(Chú thích : NLAS là năng lượng ánh sáng, P là phôtphat vô cơ)

b) Pha tối

- Giai đoạn quang hợp này được gọi là tối vì nó không cần sự tham gia trực tiếp của ánh sáng mặt trời để phát triển nó. Chu kỳ này xảy ra trong ngày.

- Xảy ra ở chất nền stôma của lục lạp

- Nguyên liệu: CO2, ATP, NADPH

- Trong pha tối, năng lượng hóa học được cung cấp bởi các sản phẩm được tạo ra trong pha sáng. Những sản phẩm này là các phân tử năng lượng ATP (adenosine triphosphate) và NADPH (chất mang điện tử khử).

- Các enzyme cần thiết cho pha tối xảy ra được tìm thấy trong stroma. Các enzyme quan trọng nhất là rubisco (ribulose bisphosphate carboxylase / oxyase), protein phong phú nhất, chiếm từ 20 đến 40% của tất cả các protein hòa tan hiện có. 

icon-date
Xuất bản : 09/04/2022 - Cập nhật : 21/11/2022