logo

Hệ thống luận điểm phân tích truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp

icon_facebook

Hệ thống luận điểm phân tích truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp được trích từ bộ tài liệu dày 13 trang.


1. Hoàn cảnh truyện ngắn Tướng về hưu

● Truyện ngắn “Tướng về hưu” của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được in lần đầu tiên vào năm 1987 trên tuần báo Văn Nghệ số 20 của Hội Nhà văn Việt Nam. Trước đó, năm 1986, ông đã ra mắt vài truyện in trên báo Văn Nghệ, với “Tướng về hưu” năm 1987, ông đã có vị trí xác lập trong văn đàn Việt Nam nói chung và dòng văn học đương đại nói riêng.

=> Chính Tướng về hưu với góc nhìn văn chương “độc nhất vô nhị” vào thời điểm đó đã đưa Nguyễn Huy Thiệp thành “của hiếm”, được xếp vào vị trí không phải ai cũng có được và được xem như 1 truyện ngắn đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác. Nó không những góp phần định hình phong cách của anh mà còn mở ra 1 thời kỳ mới cho nền văn học VN, đoạn tuyệt với quá khứ, viết nên “...lời ai điếu cho 1 thời văn nghệ minh hoạ” và đưa văn chương trở về đúng với bản chất của nó. Ngay từ những trang truyện ngắn, Tướng về hưu đã đầy tính tự sự về thời cuộc, nhịp điệu cuộc sống đương thời chan chát vào nhau và nặng trĩu thông điệp.

● “VH vốn là tấm gương phản ánh đời sống vì thế mà thời nào văn ấy”. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, hòa bình lập lại, con người trở về với cuộc sống đời thường, cái đời thường phồn tạp, muôn vẻ lẫn lộn tốt xấu, trắng đen, bi hài,…, ý thức cá nhân với nhu cầu của con người đã thức tỉnh trở lại. Các giá trị tinh thần tinh thần trước đây bền vững là thế thì lúc này đã không còn thích hợp và vì thế đã lung lay rạn nứt.

● Trong Đọc lại tướng về hưu của Đặng Văn Sinh: Người ta thi nhau nói về hiện tượng NHT, nhất là khi anh in Tướng về hưu, Nguyễn Khải kêu lên rằng: “Nó đã viết đến thế này thì mình còn gì để viết nữa đây?”


2. Tóm tắt truyện truyện ngắn Tướng về hưu

Tướng về hưu mang dung lượng 1 cuốn tiểu thuyết được tác giả “nén” lại trong 20 trang nên khiến nó tiềm tàng 1 nội lực có khả năng công phá như 1 “quả bom” nghệ thuật, mang đến cho ng đọc những nhận thức không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau.

“Tướng về hưu” được viết như những dòng nhật ký của anh Thuần ghi lại chuyển biến gia đình sau khi người cha làm tướng - ông Thuấn, quay về nhà sau hơn 50 năm phục vụ cách mạng và chiến đấu cho độc lập tự do. Vị tướng về hưu trở nên lạc lõng, cô đơn giữa chính gia đình của mình, giữa xã hội mà nền kinh tế thị trường vừa chuyển đổi, những biểu hiện chạy theo vật chất một cách tha hóa, mất tình người của những người xung quanh lần lượt đả kích vào lý tưởng của ông. “Tướng về hưu” đã viết nên nỗi lòng của nhiều hoàn cảnh tương tự như ông Thuấn, phơi bày những góc tối của xã hội đương thời và tái hiện lại cuộc đời của một vị tướng chỉ vỏn vẹn trong 15 phần truyện. Mỗi chương truyện qua đi là sự nối tiếp của những nứt vỡ để bộc lộ dáng hình cô đơn của con người, tô đậm sự lạc lõng và mất kết nối cũng như làm nổi lên niềm trăn trở về khoảng cách giữa chiến tranh và hòa bình.


3. Nhân vật trong truyện ngắn Tướng về Hưu

- Thế giới nhân vật trong Tướng về hưu ẩn chứa tâm thức hậu hiện đại trong nhà văn NHT. Phần lớn các nhân vật đều cô đơn về tinh thần, tâm lý, thậm chí là ý thức hệ. Những ng sống trong ngôi nhà ấy đều có 1 thế giới riêng và k hoà nhập vào cs chung mặc dù đời sống vật chất của họ ở mức ổn định. Từ đó dẫn tới hệ quả, dù có mqh ruột thịt nhưng họ lại nhìn nhau như những kẻ xa lạ, những mâu thuẫn đơn thuần được tích tụ qua thời gian tạo nên sự trầm uất, buộc mỗi cá thể phải tự chịu đựng, khiến các mqh và cách ứng xử trở nên gượng gạo, khiên cưỡng và giả dối.

- Gia đình của Thuần có lẽ là 1 định nghĩa của NHT về hình mẫu gia đình hiện đại, “ sống theo lối mới, suy nghĩ
độc lập; nhìn nhận vấn đề xã hội tương đối giản dị và đó cũng là nguyên nhân dấn đến những mâu thuẫn ngầm trong gia đình. Gia đình ấy như một xã hội thu nhỏ, có cả người làm kinh doanh, người trí thức, tướng quân đội, người làm thuê và những thành phần bất hảo của xã hội, xung đột của họ cũng chính là xung đột của giai cấp trong xã hội thời đổi mới. => Con người từ điểm nhìn lí tưởng hóa được đặt vào điểm nhìn thế sự.

- Nguyễn Huy Thiệp làm chấn động dư luận khi ông nhìn con người như 1 bản thể tự nhiên. Nhân cách con người không chỉ là kết quả của lí trí, mà còn có sự tham gia của vô thức, tiềm thức, tâm linh. NHT có thể cực đoan khi quá nhấn mạnh vào phần bản năng tăm tối của con người nhưng ít nhất ông đã đề xuất được 1 tư tưởng độc đáo về con người chống lại cái nhìn duy ý chí hoặc ảo tưởng “ phong thánh” cho con người.

- Nhìn chân dung người lính ở 1 hoàn cảnh, góc độ khác:

+ Không phải ngẫu nhiên ông đặt tên cho tác phẩm của mình là “TVH” : “tướng” là niềm tin, là sự cai trị, là 1 trật tự nào đó được sắp đặt dưới 1 quyền lực thực sự. Và bây giờ cái điều đó không tồn tại thì đồng nghĩa với việc niềm tin con người đã bị mất đi, mà khi chỗ dựa đó mất đi thì trong thế giới đó con người trở nên đê tiện đi, sống đến tận cùng cái ích kỉ của mình. Và thế giới đó đã thể hiện 1 phần những gì mà cuộc sống hiện đại đang diễn ra.

+ Nhân vật trong hàng loạt truyện ngắn của ông đều được ông phơi bày bộ mặt đê tiện, thực dụng và tàn nhẫn:

* Ông Thuấn: con trưởng họ Nguyễn, từ nhỏ sống dưới sự cay nghiệt của mẹ ghẻ. Lớn lên, ông lấy vợ nhưng đây là cuộc hôn nhân không có tình yêu. Sau đó, ông đi lính biền biệt nhiều năm, sống với súng đạn, chiến tranh. Năm 70 tuổi, ông về hưu, là niềm tự hào của cả họ vì giữ chức Thiếu tướng

* Thuần - Con trai ông Thuấn: 37 tuổi, làm kỹ sư ở Viện Vật lý. Tự nhận là khá cổ hủ, đầy bất trắc và thô vụng

* Thuỷ - vợ của Thuần: làm bác sĩ ở bv sản công việc là nạo phá thai. Có học thức, sống theo lối mới, lo liệu việc kinh tế va dạy dỗ con cái

* Ông Cơ và cô Lài - đứa con gái gàn dở: Nhà bị cháy, được Thuỷ mang về nhà cưu mang và cho làm giúp việc

* Ông Bổng: anh em cùng cha khác mẹ với ông Thuấn

* Thằng Tuân: con trai ông Bổng, làm nghề đánh xe bò. Vừa lấy vợ 2 tên Kim Chi - làm nghề nuôi dạy trẻ

- Trong Tướng về hưu đồng tiền trong xã hội hiện đại đã rửa trôi những nét nhân cách con người, làm con người tha hóa, bất chấp tất cả để sống: Tướng Thuấn đau khổ khi nhận thấy sự băng hoại nhân cách của con dâu, sự nhu nhược không chấp nhận được của con trai mình.

* Thủy là bác sĩ ở bệnh viện sản => lấy nhau thai, bào thai non để nấu cháo cho chó becgie ăn. “Vợ tôi là bác sĩ ở bệnh viện sản, công việc là nạo phá thai. Hằng ngày các rau thai bỏ đi, Thủy cho vào phích đá đem về…. Cha tôi dắt tôi xuống bếp, chỉ vào nồi cám, trong đó có các mẩu thai nhi bé xíu”. Đáp lại điều đó, Thủy lại tỉnh táo 1 cách hãi hùng: “Sao không cho vào máy xát? Sao để ông biết?!”. Khi mẹ chồng sắp chết, chồng cô định đổ sâm cho bà nhưng cô lại tiếc rẻ: “Đừng đổ sâm, khổ cho mẹ" => khiến chồng cô òa khóc. Trong đám tang mẹ lại chỉ lo làm bao nhiêu mâm cho “sát”. => Đồng tiền làm con người đê tiện và mất hết tính người

* Ông Bổng: cũng là nhân vật khá đặc biệt khiến người đọc liên tưởng đến Chí Phèo “ghê gớm, to như hộ pháp, ăn nói văng mạng”. Ông mang tư tưởng của người bình dân, xem thường quân trí thức “Quân trí thức khốn nạn! Rẻ dân lao động!” nhưng vẫn không ngại ngùng đi vay tiền hay lợi dụng khi tang ma làm lợi riêng cho mình.

Cũng có những nỗi đau riêng: “Thế là chị thương em nhất. Cả làng cả họ gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người". Lần đầu tiên, cái ông chú đánh xe bò, lỗ mãng, táo tợn, làm đủ mọi điều phi nhân bất nghĩa hóa thành đứa trẻ ngay trước mắt tôi.” => Giọt nước mắt của ông cũng như của Chí Phèo, giọt nước mắt khao khát làm người lương thiện nhưng trong xã hội khó khăn này, không có cái danh phận của con nhà tướng, không có tiền bạc của người làm kinh doanh hay ít nhất là học thức của người trí thức thì những người bình dân không đủ sống bằng sự lương thiện của mình.

* Nhân vật “ tôi”: đê hèn, nhu nhược. Mọi chuyện kinh tế trong nhà đều giao cho vợ. Khi biết mình bị cắm sừng nhưng vẫn chấp nhận mà không 1 chút phản ứng lại: “Cha đi ngủ đi, để ý làm gì.”

* Trong đám tang bà cụ, ngoài ông Thuấn và đứa con trai chỉ có cô Lài dở người và ông Bổng “ lỗ mãng, táo tợn” là khóc thật tình, còn con dâu và đứa cháu chẳng rơi 1 giọt nước mắt mà chỉ lo những tính toán cỗ bàn. Đúng như NMC nói: “Con người đang chung sống cả rồng phượng lẫn rắn rết.”

- Vẻ đẹp của thiên lương con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hầu như tập trung ở hai kiểu người: nhân vật thiểu năng và nhân vật nữ. Người thiểu năng là người không bình thường, khuyết tật về thể chất hay hạn chế về trí tuệ. Thói đời xưa nay vẫn nhìn kiểu người này bằng cặp mắt hoặc thương hại hoặc khinh khi. Nguyễn Huy Thiệp thì khác, đối với bọn “dốt nát có học” hay “bọn Nho giả tập tọng văn chương” ông tỏ ra coi thường nhưng lại dành cho những người không may này một sự cảm thông vô hạn. Quan trọng hơn, ông nhìn thấy ở họ vẻ đẹp sáng ngời của nhân cách con người. Cô Lài trong “ Tướng về hưu” dù gàn dở, ngờ nghệch nhưng tình cảm đối với mọi người, hành động trong cuộc sống lại hết sức trong sáng và chân thực.

Đọc toàn bộ bài viết về phân tích truyện ngắn Tướng về hưu

Embed Google Docs with Download Options

 

icon-date
Xuất bản : 07/12/2024 - Cập nhật : 07/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads