logo

Phân tích bài thơ Nghệ thuật (Trương Trọng Nghĩa)

icon_facebook

Tố Hữu đã từng nói rằng “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời”, quả đúng là như vậy, bởi thơ chính là con đường giúp cho tác giả bộc lộ được những tâm tư, tình cảm cũng như những suy  nghĩ đau đáu của mình trước cuộc đời. Trong thơ ca hình tượng của người dân lao động, cùng với công việc lao động đã xuất hiện rất nhiều như “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, ông đã viết nên một khúc tráng ca về người dân lao động. Tuy nhiên người dân lao động trong thơ của Trương Trọng Nghĩa lại hiện lên như một người “nghệ sĩ” tài ba thực thụ, không chỉ vậy ông còn nói lên quá trình lao động, mong muốn được cống hiến và làm những điều tốt đẹp cho quê hương của mình. Tất cả đều được thể hiện qua bài thơ “Nghệ thuật”:

                          Như một nghệ sĩ tài ba
                          Người lái máy cày vẽ lên mặt ruộng
                          Những bức tranh trừu tượng
                          Những đường loằng ngoằng…
                          Những nét lổm chổm…
                          Những gam màu nâu đen…

                         Tôi mường tượng trên bức tranh kia
                         Những vụ mùa tươi tốt,
                         Những mầm xanh từ mặt đất nâu đen
                         Vươn lên
                         Và tôi ước mình hóa thân hạt giống
                         Gieo mùa vàng.

                         Những đường loằng ngoằng vô tận
                         Những đường cong
                         Đất lấp lánh ánh bạc
                         Giọt mồ hôi cũng lấp lánh ánh bạc
                         Những luống cày hình xoắn ốc
                         Nở hoa…

Trương Trọng Nghĩa xuất thân từ cái nôi miệt vườn của sông nước nên tính cách và con người của ông luôn gắn liền với miền quê hương Nam Bộ, từ cách suy nghĩ đến cách viết thơ của ông. Những tác phẩm của ông luôn hướng về quê hương, đất nước và về những con người nơi ấy, “Nghệ thuật” cũng chính là một trong những số bài thơ đó. Bài thơ thể hiện sự trân trọng của ông đối với lao động cũng như người làm lao động và mong ước cống hiến của nhà thơ.
Khổ thơ đầu tiên nhà thơ đã ca ngợi vẻ đẹp, sự tài hoa của người làm lao động, ông đã vẽ nên một bức tranh về người lao động giản dị nhưng cũng không kém phần đặc sắc:

                         Như một nghệ sĩ tài ba
                         Người lái máy cày vẽ lên mặt ruộng
                         Những bức tranh trừu tượng
                         Những đường loằng ngoằng…
                         Những nét lổm chổm…
                         Những gam màu nâu đen…

Trong khổ thơ này nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật so sánh người lao động ‘như’ một người ‘nghệ sĩ’ ở đây nhà thơ đã thể hiện sự kính trọng của mình với người lao động, qua ngòi bút của nhà thơ “người lái máy cày” không chỉ là một người lao động chân tay nữa mà trở thành người nghệ sĩ sáng tạo ra những bức tranh độc lạ và đẹp đẽ thêm vào đó là sự “tài ba” càng làm nhấn mạnh sự khéo léo và tinh tế trong công việc của người làm lao động. Tiếp đó là công việc của “người lái máy cày”, ở đây tác giả không nói đơn giản là người lao động đi cày mà thay vào đó ông lại dùng từ theo đúng chất của một người nghệ sĩ đang ‘vẽ’ nên bức tranh lao động ấy, hành động ‘vẽ’ đã biến công việc cày xới đơn giản thường ngày của người lao động thành một hành động nghệ thuật vì vậy mà đã nói lên được sự sáng tạo và chăm chỉ của những người làm lao động. Tiếp đến chính là những thành quả của việc ‘cày vẽ’ lên mặt ruộng, ‘Những bức tranh trừu tượng’ hình ảnh này đã tạo được một sự đối lập bởi vì công việc cày ruộng  là một công việc lao động thức tế tuy nhiên nhà thơ lại liên kết đến sự trừu tượng cho thấy nhà thơ quả là một người có góc nhìn rộng và sâu sắc về công việc lao động. Tiếp đến là hai bức tranh về những đường nét và là kết quả của việc cày ruộng, ‘Những được loằng ngoằng’ và ‘Những nét lổm chổm’ đây thực ra chỉ là những đường nét tự nhiên của công việc cày ruộng nhưng qua đó nó lại gợi lên sự mộc mạc, mà nó cũng vừa nói lên được bản chất chân thực và tự nhiên nhất của công việc lao động  trong nông nghiệp, ngoài những đường nét đó thì màu sắc của đất cũng được nhắc tới bởi vì ‘Đất’ chính là nguồn sống của người dân lao động, có nó thì công việc lao động mới có thể sảy ra được. Khổ thơ là một lời ca ngợi của nhà thơ với người lao động và là góc nhìn nghệ thuật của nhà thơ đối với công việc này ,qua đó nhà thơ cũng đang ngầm tôn vinh ngành lao động trong nông nghiệp với những góc nhìn nghệ thuật vô cùng độc đáo.

                          Tôi mường tượng trên bức tranh kia
                          Những vụ mùa tươi tốt,
                          Những mầm xanh từ mặt đất nâu đen
                          Vươn lên
                          Và tôi ước mình hóa thân hạt giống
                          Gieo mùa vàng.

Tiếp đến là những mong ước cũng như tưởng tượng của tác giả về kết quả của việc lao động. Trong khổ thơ này hình ảnh ‘bức tranh’ được tiếp nối từ khổ thơ trước đó, nơi mà cánh đồng được ví như những tác phẩm nghệ thuật được nhà thơ nhắc lại, từ ‘mường tượng’ cho người đọc thấy được rằng nhà thơ đã không chỉ nhìn vào thực tại mà còn đi sâu vào tương lai hứa hẹn một mùa màng bội thu đang chờ đón người lao động, tuy nhiên ẩn chứa trong đó là một ẩn ý mà tác giả muốn nói tới ‘mầm xanh’ nhô lên từ ‘mặt đất nâu đen’ là biểu hiện của một sức sống mãnh liệt, biểu tượng cho sự sinh sôi và phát triển của lao động , không chỉ dừng lại ở tưởng tượng, nhà thơ còn nói lên mong ước của mình muốn ‘hoá thân tác giả mang đến một khát khao muốn cống hiến cả bản thân mình cho đất nước góp phần tạo giá trị cho cuộc đời. Khổ thơ này tác giả đã nói lên được triết lý sống cũng như ước mong của một người nghệ sĩ dành cho quê hương, mang đến khát vọng cống hiến cho đất nước.

                                    Những đường loằng ngoằng vô tận
                                    Những đường cong
                                    Đất lấp lánh ánh bạc
                                    Giọt mồ hôi cũng lấp lánh ánh bạc
                                    Những luống cày hình xoắn ốc
                                    Nở hoa…

Trong khổ thơ này tác giả tiếp tục mở ra một không gian đầy màu sắc cho người đọc, qua đó tác giả đã kết hợp giữa nét đẹp lao động cùng với nghệ thuật của mình, tạo nên một bức tranh thể hiện được sự quý giá của nghề lao động. ‘Những đường loằng ngoằng’ chính là những vết tích của công việc cày cấy đã để lại trên đất, không chỉ vậy nó còn kéo dài ‘vô tận’ làm cho chúng ta không thể đoán được điểm dừng của nó, mà vẫn sẽ tiếp tục không ngừng nghỉ, làm cho người đọc hiểu được rằng công việc lao động không chỉ khó khăn mà còn cần đến sự cần cù chịu khó của người lao động. Trong khổ thơ nhà thơ đã sử dụng hình ảnh đối lập nhau giữa ‘loằng ngằng’ có vẻ hỗn độn thì sau đó lại là những ‘đường cong’ mang lại một cảm giác nhẹ nhàng mà giống như nét vẽ của một người hoạ sĩ thực thụ. Tiếp đến là hình ảnh ‘Đất lấp lánh ánh bạc’ đây là một hình ảnh rất đặc biệt, nó không chỉ miêu tả một mặt đất bình thường mà còn thể hiện sự quý giá của công việc lao động, đây có lẽ chính là kết quả của những giọt mồ hôi, nước mắt, công sức của người lao động. Không chỉ có đất mà ‘mồ hôi cũng lấp lánh ánh bạc’ làm nổi bật lên sự gian khổ  và ngầm thể hiện sự tôn vinh và trân trọng của tác giả đối với người lao động, ở đây mồ hôi không còn là sự gian khổ nữa mà là biểu tượng của sự nỗ lực và kiên trì không ngừng nghỉ, hình ảnh ‘xoắn ốc’ miểu ta sự vận động và phát triển không ngừng của việc làm lao động. Kết thúc khổ thơ là hình ảnh ‘nở hoa’ một kết thúc rất đẹp làm nổi bật lên sự tươi mới, kết quả tốt đẹp sau quá trình lao động miệt mài, nhà thơ đã chuyển hoá từ những mảnh ruộng khô cằn tới một kết quả nở hoa. Qua khổ thơ này nhà thơ đã hoà quyện giữa công việc lao động vất vả với nghệ thuật, tôn vinh sự sáng tạo của người lao động đối với công việc của mình.

“Nghệ thuật” chính là sự kết tinh của tác giả với đời sống, ông đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, liệt kê, nhân hoá làm tăng tính nghệ thuật cho bài thơ truyền tải được những thông điệp sâu sắc về lao động, thiên nhiên và ước nguyện của con người, tất cả đều tạo nên một bức tranh vừa sống động, vừa thực tế, mơ mộng mà vừa tôn vinh được vẻ đẹp và giá trị của công việc. Qua đó ta thấy được nhà thơ Trương Trọng nghĩa quả là một người nghệ sĩ tài ba, có con mắt tinh tế và sắc xảo.

Bài thơ đã thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của lao động và sự sáng tạo trong công việc của người lao động, không những thế mà tác giả còn khắc hoạ lên ước mơ và khát vong đạt được kết quả của một quá trình lao động cực nhọc, mong muốn được cống hiến hết mình cho đất nước, nêu cao giá trị tinh thần cho người dân lao động trong thời kì đổi mới hiện nay và hướng tới tương lai.

icon-date
Xuất bản : 23/12/2024 - Cập nhật : 25/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads