logo

Bài văn phân tích đánh giá nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong bài Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên

icon_facebook

Một tác phẩm nghệ thuật bên cạnh khả năng phản ánh cuộc sống, con người về mặt nội dung thì giá trị nghệ thuật cũng là yếu tố làm nên sức sống của tác phẩm. Cùng tham khảo bài văn phân tích đánh giá nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong bài Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên để thấy được hồn thơ nhẹ nhàng, sinh động, tinh tế của tác giả cùng bức tranh thiên nhiên, con người miền núi giản dị, gần gũi.


Dàn ý phân tích đánh giá nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong bài Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên

Mở bài: 

- Giới thiệu tác giả Chu Thùy Liên

- Giới thiệu tác phẩm “Mùa hoa mận”, đánh giá chung về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của bài thơ

Thân bài: 

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ: 

* Ngôn ngữ giản dị, gần gũi nhưng giàu tính tạo hình và giá trị biểu đạt.

* Sử dụng phong phú các trường từ vựng trong bài thơ:

- Trường từ vựng chỉ con người: Con trai, có gái, con trẻ, mẹ, cha, người già,…

- Trường từ vựng chỉ hoạt động vào mùa xuân: chơi cù, căng cánh nỏ, làm đu, ủ hương nếp, nở hoa,...

- Trường từ vựng chỉ tâm trạng: háo hức, rộn ràng, xôn xang, vui lòng, hối hả, nhớ,…

  • Vận dụng từ láy làm tăng giá trị biểu đạt: háo hức, rộn ràng, xôn xang,…
  • Kết hợp các biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa,…

Đánh giá hiệu quả của nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ:

+ Tạo nhịp điệu, thanh vần của bài thơ, làm cho bài thơ trở nên hấp dẫn, cuốn hút người đọc.

+ Góp phần miêu tả bức tranh mùa xuân Tây Bắc tươi vui, đẹp đẽ, thơ mộng, tràn đầy sức sống.

+ Tái hiện khung cảnh sinh hoạt ấm áp, rộn ràng, nhộn nhịp, tươi vui, là nét đẹp văn hóa của con người Tây Bắc vào mùa xuân.

+ Thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương, nỗi nhớ quê của tác giả…

Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 

phân tích đánh giá nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong bài Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên

Bài mẫu phân tích đánh giá nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong bài Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên

Một tác phẩm nghệ thuật bên cạnh khả năng phản ánh cuộc sống, con người về mặt nội dung thì giá trị nghệ thuật cũng là yếu tố làm nên sức sống của tác phẩm. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ “Mùa hoa mận” của Chu Thuỳ Liên đã cho người đọc thấy được hồn thơ nhẹ nhàng, sinh động, tinh tế của tác giả cùng bức tranh thiên nhiên, con người miền núi giản dị, gần gũi.

Bài thơ mang lại cảm giác thân thuộc, dễ đọc, dễ nhớ bởi ngôn ngữ trong bài thơ chủ yếu là ngôn ngữ gần với lời ăn, tiếng nói hằng ngày. Qua ngòi bút gọt giũa, chọn lọc của tác giả, những ngôn từ ấy trở nên giàu tính thẩm mĩ, gợi hình, gợi cảm. “Cánh mận” - tín hiệu mùa xuân của Tây Bắc nói riêng và vùng núi nói chung được nhiều tác giả đưa vào thơ: 

“Mùa xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
(Việt Bắc - Tố Hữu)

Đến với Chu Thuỳ Liên, người đọc một lần nữa thấy được sắc trắng muốt của cánh mơ bung trắng rừng, Động “bung” gợi sức sống căng tràn, rạo rực của thiên nhiên cũng như con người Tây Bắc vào dịp xuân về. Những nét văn hoá giản dị “chơi cù, làm bánh, căng nỏ, làm đu, nấu rượu,...” đều được tác giả tái hiện một cách tự nhiên trong bài thơ. Chính vì vậy, khi đọc những trang thơ của chị, người đọc sẽ được tiếp thu những kiến thức về văn hoá, nếp sống, sinh hoạt truyền thống của vùng miền núi. Thi sĩ đã thổi hồn vào những câu thơ, để nó như đối thoại, truyền cảm tới từng đọc giả.

Bên cạnh sự giản dị, gần gũi trong ngôn ngữ, tác giả đã sử dụng phong phú các trường từ vựng trong bài thơ: Trường từ vựng chỉ con người: Con trai, có gái, con trẻ, mẹ, cha, người già,…Trường từ vựng chỉ hoạt động vào mùa xuân: chơi cù, căng cánh nỏ, làm đu, ủ hương nếp, nở hoa,…Trường từ vựng chỉ tâm trạng: háo hức, rộn ràng, xôn xang, vui lòng, hối hả, nhớ,… Có thể nói rằng bài thơ là bản nhạc với đầy đủ thanh điệu, nốt nhịp về con người và thiên nhiên Tây Bắc. Tất cả mọi lứa tuổi, hoạt động của con người vùng núi đều được khắc họa một cách sinh động trong không khí rạo rực, hối hả của tết đến xuân về. Việc sử dụng các từ láy “háo hức, rộn ràng, xôn xang,…” không những tạo nhịp điệu cho bài thơ còn thể hiện không khí vùng Tây Bắc gần gũi, mang lại cảm giác thân thuộc như chính quê nhà. Sự kết hợp các biện pháp tu từ nhân hoá, liệt kê, so sánh,... phần nào cho người đọc thấy được tài năng, sự vận dụng sáng tạo ngôn từ nghệ thuật của tác giả.

Thành công với nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đã tạo nhịp điệu, thanh vần của bài thơ, làm cho bài thơ trở nên hấp dẫn, cuốn hút người đọc. Bên cạnh đó, bài thơ còn tái hiện một cách sinh động bức tranh mùa xuân Tây Bắc tươi vui, đẹp đẽ, thơ mộng, tràn đầy sức sống. Cùng với đó là khung cảnh sinh hoạt ấm áp, rộn ràng, nhộn nhịp, tươi vui, là nét đẹp văn hóa của con người Tây Bắc vào mùa xuân. Bài thơ cũng chính là nỗi lòng của thi sĩ, thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương, nỗi nhớ quê của tác giả.

icon-date
Xuất bản : 18/05/2024 - Cập nhật : 12/06/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads