logo

Phân tích và đánh giá bài thơ Đồng đội trên đảo Thuyền Chài của Trần Đăng Khoa

icon_facebook

Bài thơ Đồng đội trên đảo Thuyền Chài của Trần Đăng Khoa được sáng tác năm 1985 và được trong tập thơ Bên cửa sổ máy bay. Được viết theo thể thơ tự do, bài thơ đã hắc họa thành công hình tượng những người lính biển dũng cảm, không quản khó khăn, nguy hiểm ngày đêm canh giữ đảo xa.

Phân tích và đánh giá bài thơ Đồng đội trên đảo Thuyền Chài của Trần Đăng Khoa

Trần Đăng Khoa là một nhà thơ quen thuộc với các thế hệ học sinh. Chúng ta vẫn luôn nhớ đến những vần thơ giản dị và trong sáng của ông trong các bài thơ như Trăng ơi…từ đâu đến, Hạt gạo làng ta, Khi mẹ vắng nhà,… Thế nhưng trong sự nghiệp văn chương của mình, Trần Đăng Khoa cũng có những bài thơ sâu sắc, cảm động về đất nước, con người, đặc biệt là về những người lính hải quân. Bên cạnh Thơ tình của người lính biển, bài thơ Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài cũng là một bài thơ cảm động về những người lính ngày đêm lênh đênh trên biển để bảo vệ những hòn đảo của đất nước.

Bài thơ được sáng tác năm 1985 và được trong tập thơ Bên cửa sổ máy bay. Tác phẩm viết theo thể thơ tự do, chứa đựng tình cảm nồng nhiệt của một con người nặng lòng với quê hương, đất nước. Bài thơ cũng đã khắc họa thành công hình tượng những người lính biển dũng cảm, không quản khó khăn, nguy hiểm ngày đêm canh giữ đảo xa.

Với tám câu thơ đầu, Trần Đăng Khoa đã tái hiện cuộc sống vô cùng gian khổ vả hiểm nguy trên đảo của những người lính.

Lều bạt chung chiêng giữa nước, giữa trời
Đến một cái gai cũng không sống được
Sớm mở mắt, nắng lùa ngun ngút
Đêm trong lều như trôi trong mây…

Những con chim kỳ quái thấy hơi người
Mừng rỡ quá, cánh bay như bão thốc
Chỉ tiếng cánh chim bay quanh lều nghe đã căng nhức óc
Sủi tăm dưới chân sàn, bóng mập lượn vòng quanh…

Đảo Thuyền Chài thuộc quần đảo Trường Sa, nằm dưới làn nước biển trong xanh rộng lớn vô cùng. Cảnh tượng ấy vừa thật hùng vĩ nhưng cũng thật nhiều hiểm nguy. Các người lính phải sống biển khơi bao la. Từ láy “chung chiêng” diễn tả trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, có cảm giác như lơ lửng trong không trung. Ngoài khơi xa nơi mặt biển là nền, người lính phải căng bạt dựng lều giữa nước giữa trời, những “căn nhà” tạm bợ ấy là nơi sinh hoạt của họ, một nơi không hề vững chắc. Câu thơ thứ hai càng làm rõ thêm cho người đọc về khung cảnh dữ dội nơi biển đảo, nơi mà ngay cả “họ nhà gai” vốn có sức sống bền bỉ, có thể thích nghi với rất nhiều môi trường vậy mà gặp nơi mênh mông bốn bể bao phủ là nước cũng “không sống được”. Như vậy, ngay ở hai câu thơ đầu, nhà thơ đã cho thấy cuộc sống nơi đảo Thuyền Chài rất khó khăn, khổ cực. Ấy vậy mà những người lính của ta vẫn cam chịu cuộc sống ấy để bảo vệ hòn đảo thân yêu. Sự khó khăn, vất vả của người lính còn đến từ thời tiết khắc nghiệt nơi biển đảo.

Sớm mở mắt, nắng lùa ngun ngút
Đêm trong lều như trôi trong mây

Thiên nhiên khắc nghiệt đến cùng cực, thậm chí vượt quá giới hạn của con người. Hai câu thơ đặc tả nên cái bỏng rát của nắng trời và cái chòng chành giữa biển như trôi ở cõi không trọng lượng. Chưa dừng lại ở đó, những con người dũng cảm ngày đêm bám biển ấy còn phải đối mặt với những nguy hiểm đến từ những sinh vật của biển cả.

Những con chim kỳ quái thấy hơi người
Mừng rỡ quá, cánh bay như bão thốc
Chỉ tiếng cánh chim bay quanh lều nghe đã căng nhức óc
Sủi tăm dưới chân sàn, bóng mập lượn vòng quanh…

Biện pháp so sánh “cánh bay như bão thốc” cùng với biển pháp đảo trật tự ngữ pháp, đưa “sủi tăm dưới chân sàn” lên trước “bóng mập” (tức cá mập) đã nhấn mạnh sự nguy hiểm, đáng sợ của những sinh vật biển. Bốn câu thơ cho ta cảm giác cái chết luôn rình rập người lính hải quân từng giờ, từng phút.
Những câu thơ trên đã tái hiện rất chân thật hoàn cảnh sống vô cùng thiếu thốn, khó khăn của những người lính, hơn nữa họ còn phải đối mặt với cái chết luôn rình rập bên mình. Thế nhưng với tình yêu quê hương tha thiết và lòng dũng cảm to lớn, những người anh hùng của dân tộc ấy vẫn không hề nao núng, vẫn quyết tâm giữ vững biển đảo quê hương.

Phân tích và đánh giá bài thơ Đồng đội trên đảo Thuyền Chài của Trần Đăng Khoa

Nếu tám câu thơ đầu nói lên hoàn cảnh sống khổ cực của người chiến sĩ, gợi cho chúng ta sức sống mạnh mẽ của họ nơi đầu sóng ngọn gió, thì những câu thơ cuối lại khiến người đọc xúc động nghẹn ngào.

Đảo tự giấu mình trong màu nước lam xanh
Cái giọt máu thiêng dưới ngầu ngầu bọt sóng
Tổ quốc ơi! Tiếng chúng tôi kêu lên mà mắt chúng tôi nhìn xuống
Bóng chúng tôi trùm khắp đảo Thuyền Chài…

Hình ảnh “giọt máu thiêng” là ẩn dụ cho đảo Thuyền Chài cho thấy hòn đảo là một thứ rất quý giá, hơn nữa nó còn “tự giấu mình” “dưới ngầu ngầu bọt sóng” cho nên các anh lính luôn phải tỉnh táo, cảnh giác bởi đất nước dù đã hòa bình, thống nhất, lặng im tiếng nhưng kẻ vẫn luôn dòm ngó, rình rập biển, đảo thân thương: “Tổ quốc ơi! Tiếng chúng tôi kêu lên mà mắt chúng tôi nhìn xuống”. Câu cảm thán “Tổ quốc ơi!” thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết, tình cảm ấy bật lên thành tiếng gọi thân thương, tiếng gọi bằng cả trái tim. Tiếng gọi ấy cũng là lời quyết chí giữ gìn và bảo vệ tổ quốc mình của những người lính biển, ý chí sắt đá ấy cũng được nhà thơ khắc ghi vào câu thơ cuối “Bóng chúng tôi trùm khắp đảo Thuyền Chài”.

Bài thơ viết theo thể thơ tự dao linh hoạt trong số câu thơ, số chữ trong câu, linh hoạt tròng vần nhịp giúp nhà thơ tự do biểu đạt biểu đạt cảm xúc, tâm tư. Qua những hình ảnh chọn lọc, các biện pháp so sánh, ẩn dụ,… đã giúp Trần Đăng Khoa khắc họa hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội đồng thời xây dựng được hình tượng người lính hải quân vừa mang nét chung của anh bộ đội cụ Hồ, vừa mang nét riêng của những người lính biển đảo. Qua bài thơ, chúng ta thấy được tình yêu tổ quốc, lòng kiên cường, dũng cảm, bất khuất của những người lính ngày đêm bảo vệ từng tấc đất quê hương. Qua đó khơi gợi, lòng yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn đối với những con người có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong mỗi người dân Việt Nam.

Tác giả Trần Đăng Khoa với bài thơ Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài đã làm phong phú thêm thơ ca viết về người lính, đặc biệt là những người lính ngoài biển khơi mênh mông. Bài thơ viết cách đây gần 40 năm nhưng khi đọc lại vẫn khiến độc giả không ngừng bồi hồi xúc động trước sự dũng cảm, không ngại hi sinh và tình cảm lớn lao dành cho đất nước của những người lính.

icon-date
Xuất bản : 11/05/2024 - Cập nhật : 11/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads