logo

Phân tích đánh giá nghệ thuật tự sự của nhà văn Võ Thị Hảo trong bài Người gánh nước thuê

icon_facebook

Tác phẩm “Người gánh nước thuê” là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn Võ Thị Hảo. Qua nghệ thuật tự sự của nhà văn, ta càng hiểu rõ hơn về những nét đẹp trong tâm hồn những người có số phận hẩm hiu.

Phân tích đánh giá nghệ thuật tự sự của nhà văn Võ Thị Hảo trong bài Người gánh nước thuê

Võ Thị Hảo sinh năm 1956 tại tỉnh Nghệ An và là sinh văn Văn Khoa Đại Học Tổng Hợp Hà Nội từ năm 1973. Bút danh của bà đã trở nên quen thuộc với phong cách sáng tác văn học độc đáo, nổi tiếng với các tập truyện ngắn như: “Biển cứu rỗi”, “Chuông vọng cuối chiều”, “Người sót lại của rừng cười”,... Tác phẩm “Người gánh nước thuê” là một trong những tác phẩm măng đặc trưng phong cách nghệ thuật của bà, mang đến cho người đọc một góc nhìn đa chiều trước hiện thực cuộc sống. 

Với ngôn từ được chọn lựa kỹ càng, có tác dụng gợi hình gợi cảm, khi đến với “Người gánh nước thuê”, tác giả đã kể cho chúng ta nghe về câu chuyện của của những kiếp người bấp bênh trong cuộc sống hằng ngày. May mắn và hạnh phúc dường như đã bỏ quên họ giữa cuộc đời bất hạnh, buộc họ phải chật vật trước nhịp sống vội vã, xô bồ của thời đại mới. Song, đáng mừng thay khi giữa thế gian dường như bị đêm đen tiêu cực bủa vây, những linh hồn khốn khổ đã tìm được nhau và sửa ấm trái tim cho nhau từ những điều rất đỗi bình thường của cuộc sống. Mạch truyện nhẹ nhàng, đằm thắm nhưng lại có sức ảnh hưởng đến người đọc, gợi lên được sự đồng tình, đồng cảm chân thành nhất. Ấy là nhờ vào tài năng nghệ thuật của tác giả Võ Thị Hảo, đặc biệt là ở nghệ thuật tự sự của nhà văn.

Phân tích đánh giá nghệ thuật tự sự của nhà văn Võ Thị Hảo trong bài Người gánh nước thuê

Ngay từ những dòng văn đầu tiên, với nghệ thuật dùng từ ngữ điêu luyện, tác giả đã mở ra cho người đọc một thế giới về người đàn bà gánh nước thuê tên Diễm và nguồn gốc của cái tên ấy: “Hẳn bố mẹ xưa đặt tên cho con cũng thầm ao ước sao cho còn vừa đẹp lại vừa khỏi lầm than”. Thế nhưng, độc giả đã ngay lập tức cảm nhận được sự trêu đùa của tạo hóa khi bắt gặp những câu văn miêu tả ngoại hình và cuộc đời của người đàn bà tên Diễm. Quả thực, “trông bà là cả một sự nhạo báng cái mong ước đó” khi bà Diễm vừa không mang vẻ ngoài xinh đẹp, cao sang, mà lại còn có một cuộc đời lam lũ cơ cực. Bà Diễm xuất hiện trước mắt người đọc với “dáng người loắt choắt, bộ mặt nhăn nheo, gầy sạm chỉ còn hai con mắt, đôi vai còm cõi”. Không chỉ ở dáng vẻ mà cách cư xử của bà cũng kỳ lạ “bà đi và nói như người lẩn thẩn”. Chắc có lẽ vì thế mà chẳng mấy ai muốn bắt chuyện với bà vì “mất cả thì giờ và mất cả thể diện nữa”. Lời nhận xét ấy quả là một điều đau đớn trong kiếp sống làm người. Ngay cả tác giả cũng khẳng định cuộc đời bi kịch của bà: “Nó và chủ nhân của nó hợp thành một chỉnh thể của sự bất hạnh, hợp thành biểu tượng của một thân cây vừa mới ra đời đã bị gió mưa vùi dập”. Chỉ dăm đôi ba dòng chữ, Võ Thị Hảo đã khắc họa một cách thành công số phận của một người đàn bà nghèo khó, lam lũ và xấu xí.

Những tưởng cuộc đời của bà Diễm chỉ độc một màu u ám, nhưng lần theo mạch truyện, chúng ta bất ngờ trông thấy “một sự kiện khuấy động mảnh đời âm thầm ấy”. Cũng giống như bà Diễm, bức chân dung sinh động của ông Tiếu được tác giả vẽ nên chỉ bằng vài dòng chữ: “khuôn mặt khắc khổ, đôi mắt biểu lộ một nỗi đau khổ bất thường như đã đông cứng”. Cuộc đời buồn tủi của bà đã trở nên có sức sống hơn với sự xuất hiện của ông Tiếu. Đúng như cái tên của mình, ông đã mang đến những niềm vui cho cuộc đời của cả hai linh hồn khốn khổ lang bạt: “Thực tình hai con người cô đơn đó cũng thật may mắn khi họ bỗng nhiên có mặt bên nhau”. Từ sự hội ngộ của hai mảnh đời bất hạnh, tác giả đã nhấn mạnh sự may mắn hiếm có của nhân vật. Trong khốn khó, khổ đau, họ đã không còn đơn độc vì họ có nhau. Những chi tiết thể hiện mối quan hệ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau của ông Tiểu và bà Diễm thật cảm động. Khi bà Diễm trượt chân ngã trẹo đầu gối, “ông Tiếu vội dìu bà về túp lều của bà rồi lo cơm cháo thuốc thang”. Còn khi ông Diễm “lên cơn sốt, nằm vật ra giường”, bà đã hết lòng săn sóc thuốc thang. Thế nhưng, số phận vẫn trêu đùa bà Diễm khi ông Tiếu không qua khỏi cơn bạo bệnh: “Nụ cười oan nghiệt vĩnh viễn tắt trên đôi môi ông”. Trước khi đi, ông còn gửi lời nhắn nhủ nhờ bà tìm đứa con gái thất lạc của mình và để lại cả trăm đồng bạc mà ông chắt góp, nhịn ăn, nhịn uống để cho con bé. Thế mới biết, tình yêu thương của người cha mới sâu nặng đến thế nào.

Với việc sử dụng sử dụng từ ngữ đơn giản nhưng giàu sức gợi hình, gợi cảm, nghệ thuật tự sự đặc sắc khiến cho màu sắc của tác phẩm có phần trầm lắng, suy tư, đồng thời cũng thể hiện được cảm xúc và thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi. Đó là tình người sâu sắc trong cuộc sống bộn bề, là nỗ lực, hy vọng vượt lên nghịch cảnh, là nhận ra niềm hạnh phúc không ở đâu xa mà xuất phát từ những điều rất đỗi nhỏ bé và đời thường. 

icon-date
Xuất bản : 11/05/2024 - Cập nhật : 11/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads