logo

Phân tích tác phẩm Nhà mẹ Lê

icon_facebook

Thạch Lam là một tác giả quen thuộc với độc giả ưa thích văn học Việt Nam, nổi bật là tác phẩm Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa cùng nhiều truyện ngắn. Trong số đó phải kể đến Nhà mẹ Lê đã  khắc họa lại hình ảnh gia đình người mẹ tên Lê với 11 đứa con, bà phải còng lưng kiếm tiền nuôi đàn con thơ của mình. Dưới đây là bài phân tích tác phẩm Nhà mẹ Lê do Toploigiai biên soạn.

Phân tích tác phẩm Nhà mẹ Lê

Được mệnh danh là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ngòi bút của Thạch Lam hướng về các đối tượng người dân lao động nghèo trong xã hội, khắc họa hình ảnh lam lũ, khổ cực của người dân lam lũ, nhưng trong họ vẫn ánh lên khát khao được sống hạnh phúc. Với cốt truyện đơn giản nhưng dưới ngòi bút của Thạch Lam đều trở nên đậm tính nhân văn sâu sắc. Trong cuộc đời làm nghệ thuật của Thạch Lam, chúng ta không thể không kể tới tác phẩm Nhà mẹ Lê. Câu chuyện khắc họa lại hình ảnh gia đình người mẹ tên Lê với 11 đứa con, bà phải còng lưng kiếm tiền nuôi đàn con thơ của mình. Sự hy sinh, lam lũ và tần tảo của mẹ Lê được hiện lễ rõ nét trước mắt độc giả.

Nhà mẹ Lê có hoàn cảnh hết sức khó khăn, là tầng lớp được coi là đáy xã hội của ngày xưa. Do là dân “ngụ cư”, không có chỗ ăn ở tử tế, nhà mẹ Lê lại còn có những 11 người con. Sự lam lũ vất vả ánh lên trên từng vật dụng, nếp sinh hoạt của gia đình này. Nếu gia đình khác có nhiều con mà vẫn có thể giúp bố mẹ làm kinh tế, thì gia đình chị Lê lại là trường hợp “tiến thoái lưỡng nan” khi đứa con lớn nhất mới 17 tuổi, đứa bé nhất vẫn còn ẵm trên tay. Ngần ấy con người chen chúc dưới mái nhà chật chội, mười ba con người chen chúc nằm trên một chiếc giường- tài sản có lẽ là lớn nhất trong gia đình họ. lụp xụp y như cuộc đời của họ vậy. Mùa đông, gia đình mẹ Lê phải trải ổ rơm, trông như “ổ chó” lúc nhúc, ngòi bút của Thạch Lam đã tả thực đến xót xa, số phận của con người khổ sở không khác gì con vật. Không chỉ hoàn cảnh sống kham khổ, mỗi mùa đông tới nhà mẹ Lê còn phải đối mặt với cơn đói dai dẳng ngày qua ngày vì các ruộng lúa đã gặt hết, cánh đồng còn trơ ra toàn gốc rạ, chẳng ai mướn mẹ Lê làm gì nữa, và thế là cả nhà phải nhịn đói. Gia đình ấy phải chịu cảnh bữa đói bữa no tùy thuộc vào sự thương xót của thời tiết.

Phân tích tác phẩm Nhà mẹ Lê

Sự hạnh phúc của vợ chồng nhà bác Lê chỉ đến khi nắng trong năm đến, những ngày bác có những bữa cơm no. Là những buổi chiều mẹ con túm tụm cùng nhau ngồi chơi dưới hiên nhà. Cộng đồng người dân xóm ngụ cư cùng nhau tám chuyện, rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo. Sự nhọc nhằn của gia đình mẹ Lê thể hiện qua cả màn đối đáp giữa mẹ Lê và bác Đối: “Mất bớt đi cho nó đỡ tội”. Người mẹ ấy nguyện hy sinh tất cả cho con, thương con vô bờ bến,  nhưng sức người có hạn, có lẽ việc lạc mất đi một đứa con lại là ánh sáng cứu vớt đời con trẻ. Nghe mà xót xa biết chừng nào!

Nổi bật xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh người mẹ khắc khổ nhưng luôn yêu thương con hết mực, thức khuya, dậy sớm làm lụng chỉ để cho con đủ cái ăn, ,hi sinh, tần tảo để nuôi mười một đứa con khôn lớn. Ở thời điểm cơm không đủ no, áo không đủ mặc ấy, những người mẹ cũng có trong mình ước mơ, yêu thích cái đẹp, nhưng không có thời gian và điều kiện để chăm chút cho bản thân. Họ chỉ mong con đủ ấm, gia đình có đủ cơm ăn là được rồi. Mẹ Lê là người rất chịu khó, dù thời tiết có khắc nghiệt tới đâu, nắng gió thế nào, mẹ Lê đều dậy sớm đi làm quần quật cho những người trong làng. Dù phải đội nắng, đội gió, lúa sắc cắt vào chân, cứa vào da thịt, thì cuối ngày người mẹ ấy cũng hạnh phúc vì hôm đó sẽ “có mấy bát gạo và mấy đồng xu nuôi lũ con đói đợi ở nhà”. Sự chịu thương, chịu khó ánh lên trong suy nghĩ của người mẹ lam lũ ấy: “những ngày có người mướn, tuy bác phải làm việc vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối con được no cơm”, sự hy sinh của mẹ Lê cũng như bao người mẹ Việt Nam khác, không quản khó nhọc chỉ mong con được no đủ. Sự bất hạnh đến với gia đình mẹ Lê dường như chưa từng dừng lại, hè thì vất vả đi làm, nhưng mùa đông thì lại vất vả thì không ai mướn, cả nhà nhịn đói vì mùa đông đến, ruộng cũng không còn gì để trồng, mẹ Lê không được thuê làm nữa là cả nhà phải chịu đói. Lẽ ra mùa đông phải được mặc áo ấm, nhưng trong căn nhà còn không le lói nổi một ánh đèn, thì việc có manh áo ấm lại trở thành ước mơ quá xa vời. Những đứa con chịu cảnh bầm tím người vì rét, mẹ Lê thương con nhưng bất lực chỉ có thể ôm lấy các con vào lòng để sưởi ấm cho chúng.

Nỗi bất hạnh của gia đình bị đẩy lên tới tận cùng khi mẹ Lê cố gắng đi xin ông Bá bát gạo sau nhiều lần bị từ chối. Sự phân tầng giai cấp và nỗi khổ của người nghèo được thể hiện cao trào trong đoạn cuối tác phẩm. Dù không cho mẹ Lê gạo, cậu Phúc còn thả chó để đuổi người mẹ tội nghiệp ấy, và mấy hôm sau, người mẹ ấy đã phải từ giã cuộc sống, để lại đàn con nheo nhóc, mà có lẽ lại phải tiếp tục cuộc sống khổ cực như cha mẹ chúng. Và tất nhiên, mẹ Lê nhắm mắt khi chưa có một bữa cơm no.

“Nhà mẹ Lê” vừa mang ý nghĩa tả thực, khắc họa đời sống khắc khổ của gia đình nghèo xóm ngụ cư, nhưng cũng mang màu sắc lãng mạn khi Thạch Lam đã tôn trọng gọi nhân vật của mình là “mẹ”, “thị”, “y” như trong hầu hết các tác phẩm của mình. Câu chuyện làm người đọc cảm nhận đây như một cuốn tản văn kể về một người bạn thân quan trong hoàn cảnh và tầng lớp xã hội giống mình.

Tác phẩm “Nhà mẹ Lê” đã thể hiện được tài năng văn học hiếm có của nhà văn Thạch Lam. Và hơn hết, đây là tác phẩm mang lại những nét đặc sắc nghệ thuật rất ấn tượng, để lại trong lòng độc giả những cảm xúc vô cùng sâu lắng. Qua thiên truyện, Thạch Lam đã thể hiện được tấm lòng thương cảm, tình yêu thương đối với những tầng lớp thấp trong xã hội cũ, khắc họa vẻ đẹp của tình mẫu tử, dù có trong hoàn cảnh nào cũng tỏa sáng rực rỡ.

icon-date
Xuất bản : 11/05/2024 - Cập nhật : 11/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads