logo

Phân tích bài thơ Đêm đông cảm hoài của Nguyễn Khuyến

icon_facebook

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên:

Nguyễn Tuyết Nhung

Học vị:

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn với 5 năm kinh nghiệm

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên:

Nguyễn Tuyết Nhung

Học vị:

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn với 5 năm kinh nghiệm

"Đêm đông cảm hoài" là một bài thơ xuất sắc của Nguyễn Khuyến. Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh đêm đông mà còn thể hiện sâu sắc tâm trạng, nỗi niềm của nhà thơ trước thời cuộc. Dươi đây là bài văn Phân tích bài thơ Đêm đông cảm hoài của Nguyễn Khuyến.


Dàn ý Phân tích bài thơ Đêm đông cảm hoài của Nguyễn Khuyến

a. Mở bài

- Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm

b. Thân bài

* Khái quát chung về tác giả, tác phẩm:

- Tác giả Nguyễn Khuyến:

+  Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

+ Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.

+ Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng. 

- Tác phẩm: 

+ Viết theo thể thơ Đường luật

+ Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh đêm đông lạnh lẽo mà còn bộc lộ sâu sắc tâm trạng, nỗi niềm của tác giả trước thời cuộc.

- 4 câu thơ đầu:  bức tranh đêm đông lạnh lẽo, tĩnh lặng.

+  Hình ảnh "tiếng chim kêu tuyết", "chó sủa trăng" gợi lên không gian hoang vắng, cô quạnh

+ Tâm trạng:  "Nỗi nọ, đường kia xiết nói năng! / Chăng nằm, chăng nhắp, biết mần răng?". Cảnh vật bên ngoài càng làm tăng thêm nỗi buồn, cô đơn trong lòng nhà thơ.

- 4 câu thơ cuối: Lời thổ lộ tâm sự, nỗi niềm riêng tư của nhà thơ. 

+ "Bảng lảng lòng quê khôn chợp được" thể hiện sự trăn trở, lo lắng của Nguyễn Khuyến về quê hương, đất nước.

+  "Mơ màng cuộc thế cũng cầm bằng" cho thấy sự chán chường, bất lực trước những biến động của thời cuộc.

+  Hình ảnh "canh gà eo óc đêm thanh thả" gợi lên không gian tĩnh lặng, sâu lắng, càng làm nổi bật tâm trạng buồn bã, cô đơn của nhà thơ. 

+ Câu thơ cuối "Tâm sự này ai có biết chăng?" là một câu hỏi tu từ, thể hiện sự cô đơn, lạc lõng của nhà thơ giữa thời cuộc

* Đánh giá lại tác phẩm:

- Giá trị nghệ thuật:

+ Viết theo thể thơ Đường luật, ngôn từ cô đọng, hàm súc.

+ Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tu từ như: đảo ngữ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ…

+ Sử dụng phép đối trong bài thơ đã tạo nên sự hài hòa, cân đối

+ Sự kết hợp giữa tả cảnh và tả tình

c. Kết bài: khẳng định lại giá trị tác phẩm


Phân tích bài thơ Đêm đông cảm hoài của Nguyễn Khuyến

Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọithế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đờicao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cảnhững giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà thơ Nguyễn Khuyến để tác phẩm “Đêm đông cảm hoài” còn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc:

“Nỗi nọ, đường kia xiết nói năng!
Chẳng nằm, chẳng nhắp, biết mần răng?
Đầu cành, mấy tiếng chim kêu tuyết.
Trước điếm, năm canh chó sủa trăng.
Bảng lảng lòng quê khôn chợp được.
Mơ màng cuộc thế cũng cầm bằng.
Canh gà eo óc đêm thanh thả,
Tâm sự này ai có biết chăng?”

Nguyễn Khuyến là một người tài năng, yêu nước thương dân, bên cạnh đó ông cũng là một nhà thơ nôm xuất sắc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thơ của Nguyễn Khuyến luôn giàu cảm xúc với thiên nhiên, với con người và với quê hương. Ông ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan. Ông quyết định về quê ở ẩn. Ở thời bấy giờ Nguyễn Khuyến không chỉ được coi là nhân cách tiêu biểu Việt Nam thời bấy giờ, mà ông còn là một nhà thơ đau với nỗi đau của nhân dân, ông buồn cho cái sự nghèo đói, ông đau đớn khi nhìn thấy cảnh nước mất nhà tan.  Trong sự nghiệp thơ ca, nhà thơ Nguyễn Khuyến có nhiều sáng tác mang tính trào phúng, nhưng đa số là trữ tình. Thơ ông xoay quanh các vấn đề chính như: về con người quê hương, kích bọn người xấu trong chiến tranh, nửa thực dân, nửa phong kiến đồng thơi bộc bạch tâm sự của mình.

Phân tích bài thơ Đêm đông cảm hoài của Nguyễn Khuyến

Bài thơ "Đêm đông cảm hoài" của Nguyễn Khuyến là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ Đường luật của ông, thể hiện sâu sắc tâm trạng cô đơn, buồn bã của nhà thơ trước cảnh đời xế chiều, đất nước đang trong thời buổi nhiễu nhương. Qua bài thơ, Nguyễn Khuyến không chỉ thể hiện nỗi niềm riêng tư mà còn gửi gắm những trăn trở về thời cuộc, về lẽ sống của con người.

Bốn câu thơ đầu, mở rai hình ảnh "đêm đông" gian lạnh lẽo, tĩnh mịch, gợi lên cảm giác cô đơn và trống trải:

"Nỗi nọ, đường kia xiết nói năng!
Chẳng nằm, chẳng nhắp, biết mần răng?
Đầu cành, mấy tiếng chim kêu tuyết
Trước điểm', năm canh chó sủa trăng."

Bốn câu thơ tạo nên bức tranh đêm đông lạnh lẽo, cô đơn. Hình ảnh "nỗi nọ, đường kia xiết nói năng", "chẳng nằm, chẳng nhắp" thể hiện sự khó chịu, bứt rứt của nhà thơ. Thời gian là Đêm đông, khi trời đã khuya, âm thanh tiếng gà báo trời chuyển dần về sáng. Không gian vắng lặng, lạnh lẽo, đêm mùa đông, chỉ có tiếng chim kêu, tiếng chó sủa, tiếng gà eo óc. Nhà thơ đã sử dụng bút pháp lấy động tả tĩnh, lấy âm thanh tiếng chim kêu, chó sủa trong đêm càng tô đậm thêm không khí tĩnh lặng, lạnh lẽo. Tâm trạng của chủ thể trữ tình là sự cô đơn, buồn chán, trằn trọc không ngủ được. Thời gian không gian ấy phù hợp với việc biểu đạt tâm trạng của người đang suy tư, trằn trọc.  Những từ ngữ: Chẳng nằm, chẳng nhắp, biết mần răng, khôn chợp được, mơ màng cuộc thế.. cho em hiểu đêm đã khuya mà Nguyễn Khuyến vẫn không thể chợp mắt, cũng không thể làm được việc gì, nhà thơ đang trong trạng thái bồn chồn, lo lắng không yên, trong lòng nhiều mối ưu tư, suy nghĩ.

Bốn câu thơ cuối bài thơ là lời thổ lộ tâm sự của con người con quê hương. "Bảng lảng lòng quê khôn chợp được", "mơ màng cuộc thế cũng cầm bằng" thể hiện sự trăn trở, lo lắng của ông về vận mệnh đất nước.Biện pháp đảo ngữ được sử dụng trong hai câu luận: "Bảng lảng lòng quê khôn chợp được" và "Mơ màng cuộc thế cũng cầm bằng". "Bảng lảng lòng quê khôn chợp được": Đảo ngữ "khôn chợp được" đặt sau bổ ngữ "lòng quê" nhấn mạnh sự trằn trọc, khó ngủ của nhà thơ. Tạo nên sự chậm rãi, da diết, thể hiện sự day dứt trong lòng. "Mơ màng cuộc thế cũng cầm bằng": Đảo ngữ "cũng cầm bằng" đặt cuối câu nhấn mạnh sự bất lực, sự bó tay của nhà thơ trước những biến động của cuộc đời. Tạo nên giọng điệu ngậm ngùi, chua xót.  "Canh gà eo óc đêm thanh thả", "tâm sự này ai có biết chăng" là câu hỏi đầy tâm trạng, thể hiện sự cô đơn, không có ai chia sẻ nỗi niềm của nhà thơ. Đây không chỉ là nỗi buồn riêng tư mà còn là nỗi niềm chung của một người con ưu ái quê hương, lo lắng cho vận mệnh đất nước.

Qua bài thơ "Đêm đông cảm hoài", ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến là sự kết hợp giữa tình yêu quê hương đất nước sâu sắc với nỗi buồn cô đơn, hoài cổ. Ông là người luôn hướng về quê hương, lo lắng cho vận mệnh đất nước, thể hiện qua những câu thơ đầy trăn trở. Tuy nhiên, trong sự cô đơn, ông vẫn giữ được sự thanh cao, không bị gục ngã trước khó khăn. Tâm hồn ông nhạy cảm, sâu lắng, luôn hướng đến cái đẹp, cái thiện. Sự cô đơn của ông không phải là sự tuyệt vọng mà là sự tĩnh lặng, suy tư, để rồi từ đó, tình yêu quê hương càng thêm sâu đậm.

Về mặt nghệ thuật, bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ như: đảo ngữ, ẩn dụ, nhân hóa... để làm nổi bật tâm trạng của nhà thơ. Ngôn ngữ giản dị, trong sáng nhưng giàu sức gợi cảm. Cấu trúc bài thơ chặt chẽ, hài hòa, thể hiện tài năng sáng tác của Nguyễn Khuyến. Bài thơ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mà còn là một minh chứng cho tài năng và tâm hồn của nhà thơ. Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh và tình, giữa tả thực và trữ tình đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho bài thơ.

Tóm lại, "Đêm đông cảm hoài" là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng xuất chúng của Nguyễn Khuyến. Bài thơ không chỉ là một bức tranh đêm đông đẹp đẽ, mà còn là một tác phẩm chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống, về con người. Sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và nghệ thuật đã tạo nên một tác phẩm văn học có giá trị trường tồn. Bài thơ để lại trong lòng người đọc nhiều xúc cảm sâu lắng, khiến ta phải suy ngẫm về cuộc đời, về lẽ sống của con người. Qua bài thơ, ta càng thêm hiểu và trân trọng tài năng của nhà thơ Nguyễn Khuyến, một người luôn hướng đến cái đẹp, cái thiện, dù trong hoàn cảnh khó khăn, éo le nhất.

icon-date
Xuất bản : 24/12/2024 - Cập nhật : 24/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads