logo

Đọc hiểu Tướng về hưu (2 đề)

Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Tướng về hưu trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.

Đọc văn bản:

[...] Khoảng năm... cha tôi về làng lấy vợ. Chắc chắn cuộc hôn nhân này không do tình yêu. Mười ngày nghi phép bề bộn công việc. Tình yêu đòi hỏi điều kiện, trong đó thời gian cũng cần.

Khi lớn lên, tôi chẳng biết gì về cha mình cả. Tôi chắc mẹ tôi hiểu về cha tôi cũng ít. Cả đời cha tôi gắn với súng đạn, chiến tranh.

Tôi đi làm, lấy vợ, sinh con. Mẹ tôi già đi. Cha tôi vẫn đi biển biệt. Thỉnh thoảng cha tôi cũng ghé về nhà, nhưng những lần về đều ngắn. Cả những bức thư cha tôi gửi về cũng ngắn, dầu rằng dưới những dòng chữ, tôi biết ở đấy ẩn chứa nhiều tình thương cùng với âu lo.

Tôi là con một, tôi đã chịu ơn cha tôi về đủ mọi mặt. Tôi được học hành, được du ngoại. Cả những cơ sở vật chất gia đình cũng do cha tôi lo liệu. Ngôi nhà tôi ở ven nội, xây dựng trước khi cha tôi về hưu tám năm. Đấy là một biệt thự đẹp nhưng khả bất tiện, tôi đã xây cất dựa theo thiết kế của một chuyên gia kiến trúc trú danh, bạn của cha tôi, ông này đại tả, chi thạo việc xây doanh trại.

Năm bảy mươi tuổi, cha tôi về hưu với hàm thiếu tướng.

Mặc đầu biết trước, tôi vẫn ngỡ ngàng khi cha tôi về. Mẹ tôi đã lẫn (bà hơn cha tôi sáu tuổi), vì vậy thực ra ở nhà chỉ có mình tôi có những tình cảm đặc biệt với sự kiện này. Mấy đứa con tôi còn bé. Vợ tôi biết ít về ông, vì hai chúng tôi lấy nhau khi mà cha tôi đang bặt tin tức. Bấy giờ đang có chiến tranh. Tuy thế, ở trong gia đình, cha tôi bao giờ cũng là hình ảnh của niềm vinh dự, tự hào. Cả ở trong họ, trong làng, tên tuổi cha tôi cũng được mọi người ngưỡng vọng.

Cha tôi về nhà, đồ đạc đơn sơ. Cha tôi khỏe. Ông bảo: “Việc lớn trong đời cha làm xong rồi!” Tôi bảo: “Vâng”.

Cha tôi cười. Tâm trạng xúc động lây sang cả nhà, mọi người chuếnh choáng đến nửa tháng trời, sinh hoạt tùy tiện, có hôm mười hai giờ đêm mới ăn cơm chiều. Khách khứa đến chơi nườm nượp. Vợ tôi bảo: “Không để thể được”. Tôi cho mổ lợn, đi mời họ hàng làng nước đến để chia vui. Làng tôi tuy gần thành phổ nhưng mà tập tục nông thôn còn giữ. Đúng một tháng sau, tôi mới có dịp ngồi với cha tôi bàn chuyện gia đình[...]

(Nguyễn Huy Thiệp(1), Tưởng về hưu(2), https://vanvn.vn)

Chú giải:

(1) Nguyễn Huy Thiệp (1950-2021), quê quán Thanh Trì, Hà Nội. Tốt nghiệp khoa Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nộ
năm 1970, dạy học ở Tây Bắc đến năm 1980, sau đó chuyển công tác về Cục xuất bản của Bộ Giáo dục & Đào tạo, rồi chuyển sang công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ rồi nghỉ việc để chuyên viết văn. Ông xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt Nam với vài truyện ngắn đăng trên báo Văn nghệ năm 1986. Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp in dấu ấn khá đậm nét về nông thôn và những người lao động. Sở trường của ông là truyện ngắn mảng đề tài đa dạng gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động.

(2) Tướng về hưu lần đầu được in trên tuần báo Văn Nghệ số 20 /6/1987 của Hội Nhà văn Việt Nam. Nó lập tức trở thành một hiện tượng văn học và được Nhà xuất bản Trẻ tuyển chọn in trong tập truyện ngắn với tựa đề Tướng về hưu. Tuy mới xuất hiện nhưng Tưởng về hưu được xem như một truyện ngắn đinh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.
 

Tóm tắt truyện

Thuần, người con trai duy nhất của ông Thuấn kể về cha mình – tướng về hưu đã qua đời. Ông từng là một người lính, một vị chỉ huy mẫu mực, một tấm gương sáng trong mắt mọi người. Từ rèn luyện trong quân đội, mà ông có một lối sống trong sạch, ngay thẳng, không vụ lợi. Thế nhưng khi giã từ con đường binh nghiệp để trở về cuộc sống đời thường, ông phải đối mặt với bao nhiêu bộn bề, ngang trái. Vị tướng về hưu không thể hòa hợp được với cái lạnh lùng, cái lạ lùng của lối sống thực dụng trong chính gia đình mình. Cuộc sống hiện tại không còn chỗ cho ông, ông dần trở thành người thừa, người xa lạ với chính những người thân trong gia đình mình... Từ một con người bận rộn công việc, sự nhàn rỗi lúc này đã khiến ông trở nên bức bối. Bên cạnh những sự việc diễn ra trước mắt thì lối tư tưởng của ông cũng không thể tiếp nhận nổi với lối tư duy của những người mà ông gọi là “một nhà”. Ông cảm thấy buồn lỏng, khó chịu khi vợ minh bị tách biệt với gia đình chỉ vì bà bị lẫn - qua sự nhìn nhận của đứa con dâu. Ông luống cuống khổ sở trong một đám cưới ngoại ô lố lăng và dung tục. Ông ngán ngẩm trước việc đứa con dâu ngoại tình. Càng chán ghét hơn với cái sự nhu nhược của thằng con trai... Càng ở lâu ông càng không thể thẩm thía nổi cái lối sống toàn điều đen tối đang cuốn cuộn sóng ngầm ấy. Ông quyết định trở lại chiến trường sau ba tháng nghỉ hưu. Và ông đã hi sinh trên đường lên chốt biên giới. Sau đó nếp sống của gia đình vị tướng quá cổ trở lại như là trước ngày ông nghỉ hưu.

(Văn bản trên trích phần đầu của tác phẩm.)


Đọc hiểu Tướng về hưu - Đề 1

Câu 1. Xác định người kể chuyện trong văn bản trên?

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu văn: “Mẹ tôi đã lẫn (bà hơn cha tôi sáu tuổi), vì vậy thực ra ở nhà chỉ có mình tôi có những tình cảm đặc biệt với sự kiện này.”

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu trình bày suy nghĩ về một phẩm chất của nhân vật “cha tôi”.

Đọc hi

Trả lời

Câu 1:

Người kể chuyện trong văn bản trên là con trai duy nhất của ông Thuần.

Câu 2:

Nội dung chính của văn bản trên là cuộc sống của người cha từ khi còn trẻ đến lúc về hưu

Câu 3:

Biện pháp tu từ trong câu : “Mẹ tôi đã lẫn (bà hơn cha tôi sáu tuổi), vì vậy thực ra ở nhà chỉ có mình tôi có những tình cảm đặc biệt với sự kiện này.”  là biện pháp tu từ ẩn dụ " tình cảm đặc biệt với sự kiện này" với " Mẹ tôi đã lẫn"

-> Biện pháp tu từ ẩn dụ đã nhấn mạnh tình thương của người con dành cho mẹ khi bà về già và bị lẫn.

Câu 4:

 Nhân vật “cha tôi”  được miêu tả với phẩm chất trung thành, hết lòng vì đất nước, nhân vật người cha luôn làm tròn trách nhiệm với quê hương Tổ quốc. Đó là sự tận tâm, hy sinh tuổi trẻ, công sức, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước, vì lợi ích của nhân dân mà quen mình. Người cha trong đoạn trích là một người luôn đặt lợi ích đất nước lên hàng đầu sẵn sàng làm mọi việc để đóng góp cho sự phát triển đất nước, ông có lòng yêu nước sâu sắc, sẵn sàng hy sinh bản thân mình cho vinh quang của đất nước.


Đọc hiểu Tướng về hưu - Đề 2

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên 

Câu 2. Xác định nhân vật chính? Vẽ sơ đổ thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật.

Câu 3. Đề tài của đoạn trích trên là gì?

Câu 4 . Qua văn bản, anh/chị có nhận xét gì nhân vật “cha tôi”

Trả lời

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là Tự sự

Câu 2: 

Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ông Thuần- một vị tướng đã về hưu và qua đời.

Sơ đồ thể hiện mỗi quan hệ giữa các nhân vật

Đọc hiểu Tướng về hưu

Câu 3: 

Đề tài của đoạn trích trên là người lính đã về hưu

Câu 4:

Qua văn bản,  nhân vật “cha tôi” được thể hiện là một người quân nhân hết lòng vì đất nước, yêu Tổ quốc và dành cả đời để cống hiến cho đất nước. Ông là một con người trung thành, trách nhiệm đối với quê hương, đất nước, vì Tổ quốc quên mình Chính vì vậy, thời gian ông dành cho gia đình là rất ít, vì sự nghiệp lớn đóng góp cho Tổ quốc ông chỉ có thể chu cấp cho gia đình mình vật chất, nuôi dưỡng, chu cấp cho con một nền giáo dục tốt để bù lại những thiếu thốn về mặt tình cảm.

icon-date
Xuất bản : 03/04/2024 - Cập nhật : 03/04/2024