logo

Đọc hiểu Những chiếc đất ấm (2 đề)

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Những chiếc đất ấm trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao

Đọc  đoạn trích sau:

    Ông cụ Sáu, hôm nay lấy làm thích cái người khách lạ đó lắm. Người khách lạ vừa kể cho chủ nhân nghe một câu chuyện cổ tích. Lê trôn chén vào lợi chiếc đĩa cổ vài ba lần, người khách kể:

       “Ngày xưa, có một người ăn mày cổ quái. Làm cái nghề khất cái là phải cầm bằng rằng mình không dám coi ai là thường nữa; thế mà hắn còn chọn lựa từng cửa rồi mới vào ăn xin. Hắn toàn vào xin những nhà đại gia thôi và cố làm thế nào cho giáp được mặt chủ nhân rồi có xin gì thì hắn mới xin. Có một lần hắn gõ gậy vào đến lớp giữa một nhà phú hộ kia, giữa lúc chủ nhà cùng một vài quý khách đang ngồi dùng bữa trà sớm. Mọi người thấy hắn mon men lên thềm, và ngồi thu hình ở chân cột một cách ngoan ngoãn, mọi người không nói gì cả, để xem tên ăn mày định giở trò gì. Hắn chả làm gì cả, chỉ nhìn mọi người đang khoan khoái uống trà. Hắn đánh hơi mũi, và cũng tỏ vẻ khoan khoái khi hít được nhiều hương trà nóng tản bay trong phòng. Thấy mặt mũi người ăn mày đã đứng tuổi không đến nỗi bẩn thỉu quá, chủ nhân bèn hỏi xem hắn muốn xin cơm thừa hay là canh cặn, hay là hơn nữa, hắn lại muốn đòi xôi gấc, như kiểu người trong phương ngôn. Hắn gãi tai, tiến gần lại, tủm tỉm và lễ phép xin chủ nhân cho hắn “uống trà tàu với!”. Mọi người tưởng hắn dở người. Nhưng tại sao không nỡ đuổi hắn ra và còn gọi hắn lại phía bàn cho hắn nhận lấy chén trà nóng. Hắn rụt rè xin lỗi và ngỏ ý muốn được uống nguyên một ấm trà mới kia. Hắn nói xong, giở cái bị ăn mày của hắn ra, cẩn thận lấy ra một cái ấm đất độc ẩm. Thấy cũng vui vui và lạ lạ, mọi người lại đưa cho hắn mượn cả khay trà và phát than tàu cho hắn đủ quạt một ấm nước sôi, thử xem hắn định đùa định xược với bọn họ đến lúc nào mới chịu thôi. Hắn xin phép đâu đấy rồi là ngồi bắt chân chữ ngũ, tráng ấm chén, chuyên trà từ chén tống sang chén quân, trông xinh đáo để. Lúc này không ai dám bảo hắn là ăn mày, mặc dầu quần áo hắn rách như tổ đỉa. Uống một chén thứ nhất xong, uống đến chén thứ nhì, bỗng hắn nheo nheo mắt lại, chép môi đứng dậy, chắp tay vào nhau và thưa với chủ nhà: “Là thân phận một kẻ ăn mày như tôi được các ngài cao quý rủ lòng thương xuống, thực kẻ ty tiện này không có điều gì dám kêu ca lên nữa. Chỉ hiềm rằng bình trà của ngài cho nó lẫn mùi trấu ở trong. Cho nên bề dưới chưa được lấy gì làm khoái hoạt lắm”. Hắn lạy tạ, tráng ấm chén, lau khay hoàn lại nhà chủ. Lau xong cái ấm độc ẩm của hắn, hắn thổi cái vòi ấm kỹ lưỡng cất vào bị, rồi xách nón, vái lạy chủ nhân và quan khách, cắp gậy tập tễnh lên đường. Mọi người cho là một thằng điên không để ý đến. Nhưng buổi chiều hôm ấy, cả nhà đều lấy làm kinh sợ người ăn mày vì, ở lọ trà đánh đổ vung vãi ở mặt bàn, chủ nhân đã lượm được ra đến mươi mảnh trấu”.

       Ông cụ Sáu nghe khách kể đến đấy, thích quá, vỗ đùi mình, vỗ đùi khách, kêu to lên:

– Giá cái lão ăn mày ấy sinh vào thời này, thì tôi dám mời anh ta đến ở luôn với tôi để sớm tối có nhau mà thưởng thức trà ngon. Nhà, phần nhiều lại toàn là ấm song ấm quý.

– Cổ nhân cũng bịa ra một chuyện cổ tích thế để làm vui thêm cái việc uống một tuần nước đấy thôi. Chứ cụ tính làm gì ra những thứ người lạ ấy. Ta chỉ nên cho nó là một câu giai thoại.

– Không, có thể như thế được lắm mà. Tôi chắc cái lão ăn mày này đã tiêu cả một cái sản nghiệp vào rừng trà Vũ Di Sơn nên hắn mới sành thế và mới đến nỗi cầm bị gậy. Chắc những thứ trà Bạch Mao Hầu và trà Trảm Mã hắn cũng đã uống rồi đấy ông khách ạ. Nhưng mà, ông khách này, chúng ta phải uống một ấm trà thứ hai nữa chứ. Chẳng nhẽ nghe một câu chuyện thú như thế mà chỉ uống với nhau có một ấm thôi.

                    (Trích Những chiếc ấm đất, Nguyễn Tuân,  NXB Văn học 2008, tr96-99)


Đọc hiểu Những chiếc đất ấm (Trắc nghiệm) - Đề 1

Câu 1:  Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì

A.Nghị luận.      B. Tự  sự.                  C. Biểu cảm.               D. Thuyết minh.

Câu 2: Trong đoạn trích, người hành khất xin nhà phú hộ điều gì ?

A.Xin gạo.         B.  Xin tiền.             C . Xin uống trà          D. Xin thức ăn.

Câu 3: “Giá cái lão ăn mày ấy sinh vào thời này, thì tôi dám mời anh ta đến ở luôn với tôi để sớm tối có nhau mà thưởng thức trà ngon”. Đây là lời của nhân vật nào trong đoạn trích?

A. Cụ Sáu.       B. Ông phú hộ.           C. Người ăn mày.        D. Người khách.

Câu 4: Xác định ngôi kể của văn bản trên.

A. Ngôi thứ nhất. 
B. Ngôi thứ hai. 
C. Ngôi thứ ba.        
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

Câu 5: Đoạn trích kể về nội dung gì?

A. Kể về câu chuyện viết thư pháp của một nhà nho.
B. Kể về câu chuyện uống trà của một người ăn mày.
C. Kể về câu chuyện ngắm hoa của một đại gia.
D. Kể về câu chuyện ngâm thơ của một thi sĩ.

Câu 6: Dụng ý chính của tác giả khi sáng tạo chi tiết người ăn mày phát hiện mùi trấu lẫn trong mùi trà
là gì?

A. Thể hiện thói ngông cuồng, lập dị của người hành khất.
B. Phê phán sự tiếp đãi của gia chủ.
C. Phê phán sự cẩu thả của người pha trà.
D. Thể hiện sự tinh tế, sành sõi trong nghệ thuật thưởng trà của người hành khất.

Câu 7: Trong đoạn trích, nhân vật người ăn mày là người như thế nào?

A. Nghèo khó và vô văn hóa. 
B. Giàu có nhưng vô văn hóa.
C. Sành uống trà nhưng vô văn hóa. 
D. Nghèo khó nhưng sành uống trà.

Câu 8: Qua đoạn trích, nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện thái độ gì về những thú chơi tao nhã của người xưa?

Câu 9: Đoạn trích gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về ý nghĩa của việc giữ gìn những giá trị văn hóa trong đời sống con người?

Câu 10: Nhận xét về ngôn ngữ của Nguyễn Tuân qua văn bản trên

Đáp án

Câu 1: B => Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trên đoạn trích trên là: Tự sự.

Câu 2: C => Trong đoạn trích, người hành khất xin nhà phú hộ điều: Xin uống trà.

Câu 3: A => “Giá cái lão ăn mày ấy sinh vào thời này, thì tôi dám mời anh ta đến ở luôn với tôi để sớm tối có nhau mà thưởng thức trà ngon”. Đây là lời của nhân vật: Người ăn mày.

Câu 4: C => Ngôi kể của văn bản trên theo: ngôi kể thứ ba.

Câu 5: B => Đoạn trích kể về nội dung: kể về câu chuyện uống trà của một người ăn mày.

Câu 6: D => Dụng ý chính của tác giả khi sáng tạo chi tiết người ăn mày phát hiện mùi trấu lẫn trong mùi trà là: thể hiện sự tinh tế, sành sõi trong nghệ thuật thưởng trà của người hành khất.

Câu 7: D => Trong đoạn trích, nhân vật người ăn mày là người nghèo khó nhưng sành uống trà. 

Câu 8: Qua đoạn trích, nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện thái độ về những thú chơi tao nhã của người xưa là: 

- Ca ngợi và truyền bá một nét đẹp xưa trong văn hóa truyền thống nước nhà.

- Trân trọng, tìm kiếm hứng thú với thú chơi tao nhã của người xưa 

- Một người yêu cái đẹp như Nguyên Tuân tiếc nuối hoài niệm vẻ đẹp xưa chỉ còn vang bóng. 

Câu 9: Đoạn trích gợi cho suy nghĩ gì về ý nghĩa của việc giữ gìn những giá trị văn hóa trong đời sống con người là:

- Văn hóa là linh hồn của mỗi dân tộc, yếu tố bản sắc riêng biệt của mỗi quốc gia, giữ gìn văn hóa góp phần bảo vệ bản sắc dân tộc, là sợi dậy gắn kết cộng đồng quần chúng nhân dân với nhau. 

- Văn hóa có thể là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa có thể thu hút du lịch, tạo ra việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương. Tiền đề vững chắc để phát huy giá trị trong cuộc sống. 
Câu 10: Ngôn ngữ của Nguyễn Tuân qua văn bản trên: 

- Tác giả Nguyễn Tuân một người có vốn từ vựng phong phú và rất hay, ông đã sử dụng nhiều từ Hán Việt, từ ngữ địa phương, tiếng lóng,...tất cả tạo nên sự phong phú và đa dạng.

- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ và nhân hóa...giúp cho việc miêu tả sinh động và giàu sức gợi.

- Lối viết câu văn dài có cấu trúc phức tạp, sự uyên bác trong từ câu, từng từ tất cả tạo nên sự lãng mạn, bay bổng. 


Đọc hiểu Những chiếc đất ấm (Tự luận) - Đề 2

Câu 1: Nhân vật chính trong truyện “Những chiếc đất ấm” là ai.

Câu 2: Nêu chủ đề của truyện “Những chiếc đất ấm”.

Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong truyện ngắn “Những chiếc đất ấm” .

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn ngắn sau:
“Trên con đường đất cát khô, nồi nước tròng trành theo bước chân mau của người đầy tớ già đánh rỏ xuống mặt đường những hình ngôi sao ướt và thẫm màu. Những hình sao ướt nối nhau trên một quãng đường dài ngoằn ngoèo như lối đi của loài bò sát”

Câu 5: Qua tác phẩm những chiếc ấm đất tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

Đáp án

Câu 1: 

- Nhân vật chính trong truyện “những chiếc đất ấm” là: cụ Sáu - một người đam mê, có thú thưởng trà tao nhã 

Câu 2: 

- Chủ đề của truyện: viết về nghệ thuật thưởng trà, ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người dân Việt Nam.

Câu 3: 

- Phuơng thức biểu đạt được sử dụng trong truyện “Những chiếc đất ấm”: Tự sự, biểu cảm, miêu tả.

Câu 4: 

- Biện pháp tu từ so sánh: “Những hình sao ướt nối nhau trên một quãng đường dài ngoằn ngoèo như lối đi của loài bò sát”

- Tác dụng: gợi sức liên tưởng, gợi tả hình ảnh giúp người đọc dẽ hình dung rõ nét, gợi cảm trong diễn đạt, làm cho câu văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Câu 5: 

- Qua tác phẩm những chiếc ấm đất tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Ca ngợi vẻ đẹp bình dị, chân chất của con người Việt Nam thời xưa. Đông thời khơi dậy một vẻ đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam- Thưởng trà- Thú vui phong nhã. Vừa đẹp ở cung cách thưởng trà, vừa đẹp ở tâm hồn người thưởng thức. Chúng ta cần biết, nâng niu, trân trọng những giá trị tinh thần tốt đẹp ấy.
 

icon-date
Xuất bản : 15/04/2024 - Cập nhật : 16/04/2024