logo

Đọc hiểu Dại khờ - Xuân Diệu (2 đề)

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Dại khờ - Xuân Diệu tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi ở dưới:

DẠI KHỜ (Xuân Diệu)

Người ta khổ vì thương không phải cách,
Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người.
Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi,
Người ta khổ vì xin không phải chỗ.

Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó!
Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương.
Vì thả lòng không kiềm chế dây cương,
Người ta khổ vì lui không được nữa.

Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa;
Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy;
Muôn ngàn đời tìm cớ dõi sương mây,
Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất.

Người ta khổ vì cố chen ngõ chật,
Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào.
Rồi bị thương, người ta giữ gươm dao,
Không muốn chữa, không muốn lành thú độc.

(Nguồn: Xuân Diệu, Gửi hương cho gió, NXB Hội nhà văn, 1992)

 


Đọc hiểu Dại Khờ (Xuân Diệu) - Đề 1

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Em hãy giải nghĩa từ dại khờ có trong bài thơ?

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu 4: Hãy chỉ ra nguyên nhân làm “người ta khổ” trong đoạn thơ sau:
“Người ta khổ vì thương không phải cách,
Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người.
Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi,
Người ta khổ vì xin không phải chỗ”

Câu 5: Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ ẩn dụ trong các câu thơ:
“Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó!
Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương”

Câu 6: Vì sao nhà thơ lại sử dụng điệp cấu trúc “người ta khổ”?

Câu 7: Nhận xét về tâm trạng nhân vật trữ tình trong những câu thơ sau:
“Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa;
Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy;
Muôn ngàn đời tìm cớ dõi sương mây,
Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất.”

Câu 8: Em có suy nghĩ gì cách lý giải nguyên nhân nỗi khổ đau của nhà thơ trong bài thơ trên?

Đáp án

Câu 1:

- Bài thơ trêm được viết theo thể thơ: tám chữ

Câu 2:

- Nghĩa từ Dại khờ trong bài thơ: là sự non nớt, suy nghĩ những hành động dại dột, trạng thái dại khờ trong cuộc sống này, khiến chúng ta phải chịu đựng nhiều khổ đau và nỗi niềm.

Câu 3:

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: nhà thơ

Câu 4:

- Nguyên nhân làm “người ta khổ” trong đoạn thơ sau là: “Thương không phải cách”, “yêu sai duyên”, “Mến chẳng nhằm người”, “tặng chẳng tùy nơi”, “xin không phải chỗ”.

Câu 5:

-  Biện pháp tu từ ẩn dụ: “Đường êm”, “gai nhọn đã vào xương”.

- Tác dụng: Gợi tả, gợi sự liên tưởng tưởng tượng về hình ảnh con người đang chìm đắm trong sự mộng ảo của tình yêu đến mức dại . Nhấn mạnh thêm câu thơ, tăng sự , gợi cảm cho câu thơ.

Câu 6:

- Nhà thơ lại sử dụng điệp cấu trúc “người ta khổ” vì: nhấn mạnh hoàn cảnh này không chie riêng mỗi của nhà thơ, mà còn của mọi người nữa ai rồi cũng phải bị khổ vì tình, cảnh ngộ không của riêng ai.

Câu 7:

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu sau: tượng trưng cho những con người có nội tâm sâu sắc, luôn khao khát khám phá những điều mới mẻ, ẩn sâu trong cuộc sống. Không ngờ hiện thực lại quá phũ phàng, gây ra nỗi mất mát và đau khổ cho con người. Những câu thơ còn thể hiện tâm trạng hân hoan, lạc quan, khát vọng mãnh liệt và niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của trí tưởng tượng tình yêu của nhân vật trữ tình đến mức dại khờ.

Câu 8:

- Cách lí giải nguyên nhân nỗi khổ dau của nhà thơ rất chân thực, hợp lí, dễ tìm được tiếng nói đồng cảm của bạn đọc


Đọc hiểu Dại Khờ (Xuân Diệu) - Đề 2

Câu 1: Giải thích nhan đề “Dại Khờ”của nhà thơ Xuân Diệu ?

Câu 2: Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 3: Theo tác giả, người ta khổ vì sao?

Câu 4: Nêu thông điệp mà anh/chị thấy tâm đắc nhất rút ra từ văn bản trên?

Câu 5: Qua văn bản trên, anh/chị hiểu thế nào về sự dại khờ trong cuộc sống, khiến người ta phải chịu đựng nhiều khổ đau?

Đáp án

Câu 1:

- Nhan đề "Dại khờ" của nhà thơ Xuân Diệu mang ý nghĩa: thể hiện sự tự nhận thức của nhà thơ Xuân Diệu về bản thân và những con người say mê tình yêu. Sự trân trọng tình yêu, coi tình yêu là một điều quý giá, dù nó có thể mang đến những tổn thương và đau khổ.

Câu 2:

- Những biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong văn bản trên là: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, ngữ .

Câu 3:

- Theo tác giả, người ta khổ vì: "thương không phải cách"; "xin không phải chỗ"; "lui không được nữa"; "cố chen ngõ chật".

Câu 4:

- Thông điệp tâm đắc rút ra từ văn bản trên: Lạc quan là thái độ sống tích cực giúp con người luôn vui vẻ, yêu đời và có thêm động lực để phấn đấu.

Câu 5:

-  Qua văn bản trên sự dại khờ trong cuộc sống, khiến người ta phải chịu đựng nhiều khổ đau có thể hiểu: Dại khờ do thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm dẫn đến những hành động sai lầm, gây ra hậu quả đáng tiếc. Dại khờ do yêu mù quáng, tin tưởng sai người khiến con người dễ bị tổn thương, đau khổ. 

icon-date
Xuất bản : 17/04/2024 - Cập nhật : 17/04/2024