logo

Đọc hiểu Xuân - Chế Lan Viên (2 đề)

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Xuân - Chế Lan Viên tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu

Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu?

– Với tôi, tất cả như vô nghĩa

Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau! 

Ai đâu trở lại mùa thu trước

Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?

Với của hoa tươi, muôn cánh rã

Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!

Ai biết hồn tôi say mộng ảo

Ý thu góp lại cản tình xuân?

Có một người nghèo không biết Tết

Mang lì chiếc áo độ thu .

Có đứa trẻ thơ không biết khóc

Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!

Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ!

Một cánh chim thu lạc cuối ngàn

(Xuân – Chế Lan Viên)


Đọc hiểu Xuân (Chế Lan Viên) - Đề 1

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu 2: Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 3: Trong khổ thơ thứ nhất, nhân vật trữ tình đã đưa ra những lí do nào để từ chối mùa xuân?

Câu 4: Phân tích tác dụng của câu hỏi tu từ ở khổ thơ thứ hai.

Câu 5: Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ “Có một người nghèo không biết Tết/ Mang lì chiếc áo độ thu tàn!”

Câu 6: Qua bài thơ, nhà thơ đã bày tỏ thái độ, cảm xúc gì?

Câu 7: Nhận xét về ngôn ngữ thơ trong bài thơ.

Câu 8: Anh/chị có đồng tình với cảm xúc “mong nhớ” hoài vọng của nhân vật trữ tình cuối bài thơ không? Vì sao?

Đáp án

Câu 1:

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: nhân vật "tôi"

Câu 2:

- Thể thơ: 7 chữ 

Câu 3:

- Những lí do để từ chối mùa xuân:

+ Xuân chỉ gợi thêm sầu.

+ Tất cả đều vô nghĩa, đều là đau khổ.

Câu 4:

- Tác dụng của câu hỏi tu từ: nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt, tạo cho nội dung trở nên ấn tượng và sâu sắc. Tạo cách diễn đạt mới mẻ; tạo âm điệu day dứt, gợi sự hoài nghi. Nhấn mạnh niềm khao khát được quay ngược thời gian, trở lại với mùa thu.

Câu 5:

- Hai câu thơ có thể được hiểu: phơi bày hiện thực xã hội thời bấy giờ, nơi có những người nghèo khổ không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu hụt cả về mặt tinh thần. Họ không có khả năng hưởng thụ Tết như những người bình thường khác. Qua hai câu thơ, tác giả thể hiện niềm thương cảm sâu sắc cho những người nghèo khổ. Hai câu thơ ẩn chứa nỗi uất ức của cảnh nghèo khó, của sự cùng cực.

Câu 6:

- Qua bài, nhà thơ đã bày tỏ thái độ, cảm xúc: thương xót cho số phận của những con người trong xã hội lúc bấy giờ. Đồng thời thể hiện nỗi lo âu, cô đơn, sầu muộn. Nỗi ngậm ngùi, tiếc nuối trước bước đi thời gian.

Câu 7: 

- Nhận xét về ngôn ngữ thơ: Ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm, gợi hình tượng. Ngôn ngữ hàm súc, triết lí. Ngôn ngữ đầy dằn vặt, day dứt -> Thông qua ngôn ngữ , nhà thơ đã khắc hoa bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình tạo nên sự sinh động hấp dẫn.

Câu 8:

- Cảm xúc “mong nhớ” hoài vọng của nhân vật trữ tình cuối bài thơ hoàn toàn đúng

- Vì: ai cũng đều có quyền khát vọng và mong nhớ một điều gì đó, họ có quyền lựa chọn, sống chân thành với cảm xúc của chính mình.


Đọc hiểu Xuân (Chế Lan Viên) - Đề 2

Câu 1: Chủ đề đoạn thơ trên là gì ?

Câu 2: Xác đinh phương thức biểu đạt chính trong bài thơ Xuân của Chế Lan Viên ?

Câu 3: Trong bài thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì ?

Câu 4: Hình ảnh “Xuân” của Chế Lan Viên trong bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ như thế nào ?

Câu 5:  Chỉ ra điểm nhìn của bài thơ Xuân - Chế Lan Viên ?

Đáp án

Câu 1:

- Chủ đề: cảm xúc của mùa xuân, mạch cảm xúc của bài thơ đi từ những cảm nhận về một mùa xuân bị chối bỏ, thờ ơ, lãnh đạm, một mùa xuân mà cả đất trời và lòng người trĩu nặng, ưu tư, buồn bã đến những suy ngẫm về nghịch lí cuộc đời, sự quyết liệt níu giữ bước đi thời gian.

Câu 2:

- Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ là: biểu cảm 

Câu 3:

- Trong bài thơ, tác giả đã thể hiện cảm xúc: 

+ Tủi hờn, ưu tư, cô đơn hiu quạnh

+ Buồn bã suy ngẫm cuộc đời

+ Niếc nuối thười gian trôi đi và mong muốn níu lại.

Câu 4:

- Hình ảnh “Xuân” của Chế Lan Viên trong bài thơ gợi suy nghĩ: Mùa xuân qua cái nhìn của Chế Lan Viên là những đắng cay và đau khổ, những cảm xúc đau khổ len lỏi trong xuân. Thời gian trôi, quay lưng lại với mùa xuân. Nhà thơ cố níu giữ lấy mùa thu. Những câu thơ lãng mạng ông viết luôn nhắc đến mùa thu, cái mùa thu của buồn thảm chia ly mà ông lấy ra để làm đồng minh đối chọi với mùa xuân mà ông căm ghét khi ngậm ngùi trong sự uất ức khi đón cái tết nghèo do chế độ xã hội cũ.

Câu 5:

- Điểm nhìn của bài thơ: Điểm nhìn của tác giả xuất phát từ vị thế của một cá nhân đang sống trong một giai đoạn khủng hoảng lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam trước sự xâm lược của Pháp và Nhật, tâm sự với người đọc về thời gian cũng là về sự tuyệt vọng của lòng người.

icon-date
Xuất bản : 17/04/2024 - Cập nhật : 30/04/2024