logo

Đọc hiểu Những tuổi thơ của Lưu Quang Vũ (2 đề)

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Những tuổi thơ của Lưu Quang Vũ trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

NHỮNG TUỔI THƠ – Lưu Quang Vũ

Những tuổi thơ không có tuổi thơ

Những đôi mắt tráo trơ mà tội nghiệp

Chúng ăn cắp, đánh nhau, chửi tục

Lang thang hè đường tàu điện quán bia

Những bông hoa chưa nở đã tàn đi

Những cành cây chưa xanh đã cỗi.


Em gái mười lăm đã không còn thiếu nữ

Dưới mái tóc quăn trơ trụi vai gầy

Em đi đâu đêm nay

Để lòng tôi se lại

Em lăn lóc trong bùn lội

Mà tôi chẳng biết làm gì

Lặng đứng nhìn em đi

Cổ tôi chừng nghẹn đắng

Con chim non trong trắng

[…]


Đôi môi em không trong vắt nụ cười

Em chẳng biết yêu đương mà mơ ước

Không được đọc những trang sách đẹp

 

Không biết tin vào những bài ca

Sớm độc ác sớm xấu xa

Bao đứa trẻ như em tàn lụi

Sao mọi người có thể dửng dưng

Nhìn em đi trên đường tối?

Mọi người đều có tội


Trước tuổi thơ đã chết của em.

Muốn nắm bàn tay em

Nói cùng em những điều âu yếm nhất

Mà tôi vẫn không biết làm gì được

Cứ để đêm nay em chẳng về nhà

Đôi vai gầy đi lủi thủi trong mưa.

(https://www.thivien.net)


Đọc hiểu Những tuổi thơ của Lưu Quang Vũ (Trắc nghiệm) - Đề 1

Câu 1: Đâu là đặc điểm hình thức chính của bài thơ trên?

A. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần liền

B. Thơ tự do; gieo vần, số tiếng trong dòng thơ linh hoạt

C. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau

D. Thơ tự do, các khổ dài, không có vần

Câu 2: Nội dung bài thơ viết về điều gì?

A. Tình yêu dành cho những con người bất hạnh

B. Lên án xã hội thờ ơ trước những kiếp người bất hạnh

C. Những đứa trẻ lang thang

D. Nỗi buồn của nhà thơ trước cuộc đời

Câu 3: Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm, miêu tả, tự sự

B. Tự sự, miêu tả

C. Nghị luận, biểu cảm

D. Biểu cảm

Câu 4: Hình ảnh “Con chim non trong trắng” trong bài thơ chỉ ai, gợi ra điều gì?

A. Chỉ tuổi thơ trong trắng của tác giả

B. Những đứa trẻ bất hạnh, tâm hồn chưa hề vẩn đục

C. Chỉ những tâm hồn chưa vẩn đục

D. Chỉ vẻ đẹp của thế giới loài chim

Câu 5: Nhà thơ bộc lộ cảm xúc của mình bằng những cách nào?

A. Trực tiếp

B. Gián tiếp

C. Cả trực tiếp và gián tiếp

D. Không bộc lộ

Câu 6: Đối tượng trữ tình được khắc họa như thế nào?

A. Những đứa trẻ trải đời

B. Những đứa trẻ trong trắng ngây thơ

C. Những đứa trẻ bất hạnh, đáng thương

D. Những đứa trẻ bị mất ước mơ

Câu 7: Vì sao tác giả khẳng định “Những tuổi thơ không có tuổi thơ”?

A. Vì chúng luôn mở những đôi mắt tráo trơ

B. Vì chúng phải ăn cắp, đánh nhau, chửi tục

C. Vì chúng phải lang thanh hè đường tàu điện quán bia

D. Tất cả đáp án trên

Câu 8: Những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất thể hiện cảm xúc của tác giả?

A. Không có tuổi thơ, tội nghiệp, đã tàn đi, đã cỗi

B. Tội nghiệp, đã tàn đi, đã cỗi

C. Đã tàn đi, đã cỗi, lang thang, đánh cắp

D. Những đôi mắt tráo trơ

Câu 9:

Những bông hoa, những cành cây chỉ ai?

Những bông hoa chưa nở đã tàn đi

Những cành cây chưa xanh đã cỗi

A. Những đứa trẻ trong trắng

B. Những đứa trẻ bất hạnh

C. Cảnh sắc thiên nhiên bị tàn phá

D. Những đứa trẻ giàu có

Câu 10: Hai cụm từ “chưa nở đã tàn đi”; “chưa xanh đã cỗi” thể hiện nỗi niềm nào đang chất chứa trong lòng nhà thơ?

A. Xót thương cho những cuộc đời sớm bị tàn lụi

B. Đau đớn vì thiên nhiên khô cằn

C. Bất lực trước hiện thực đắng cay

D. Xót thương cho những đứa trẻ bị cướp mất tuổi thơ

Câu 11: Điều gì khiến lòng nhà thơ se lại, nghẹn đắng?

A. Vì không biết: Em đi đâu đêm nay

B. Vì em lăn lóc trong bùn lội

C. Nhà thơ chẳng biết làm gì để giúp em thoát cảnh cơ cực

D. Em gái mười lăm đã không còn thiếu nữ

Câu 12: Theo nhà thơ, cuộc đời của những đứa trẻ cần có những điều gì?

A. Có nụ cười, có mơ ước, được đi học, có niềm tin từ những bài ca

B. Có nhà để ở, có mơ ước, được đi học, có niềm tin từ những bài ca

C. Có niềm tin từ những bài ca, từ cuộc đời

D. Có tuổi thơ và có những bông hoa

Đáp án

Câu 1: B => Đặc điểm hình thức chính của bài thơ trên: Thơ tự do; gieo vần, số tiếng trong dòng thơ linh hoạt.

Câu 2: C => Nội dung bài thơ viết về những đứa trẻ lang thang.

Câu 3: A => Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ là: Biểu cảm, miêu tả, tự sự.

Câu 4: B => Hình ảnh “Con chim non trong trắng” gợi ra những đứa trẻ bất hạnh mang trong mình một tâm hồn trong trẻo chưa bị vấn đục.

Câu 5: C => Nhà thơ bộc lộ cảm xúc của mình trực tiếp và cả gián tiếp.

Câu 6: C => Đối tượng trữ tình được khắc họa là những đứa trẻ bất hạnh, đáng thương.

Câu 7: D => Tác giả khẳng định “Những tuổi thơ không có tuổi thơ” vì:

Vì chúng luôn mở những đôi mắt tráo trơ

Vì chúng phải ăn cắp, đánh nhau, chửi tục

Vì chúng phải lang thanh hè đường tàu điện quán bia

Câu 8: A => Những từ ngữ: "không có tuổi thơ, tội nghiệp, đã tàn đi, đã cỗi" trong khổ thơ thứ nhất thể hiện cảm xúc của tác giả.

Câu 9: B => Những bông hoa, những cành cây chỉ những đứa trẻ bất hạnh.

Câu 10: D => Hai cụm từ “chưa nở đã tàn đi”; “chưa xanh đã cỗi” thể hiện nỗi niềm xót thương cho những đứa trẻ bị cướp mất tuổi thơ.

Câu 11: C => Nhà thơ chẳng biết làm gì để giúp em thoát cảnh cơ cực, điều đó khiến lòng nhà thơ se lại, nghẹn đắng.

Câu 12: A => Theo nhà thơ, cuộc đời của những đứa trẻ cần có nụ cười, có mơ ước, được đi học, có niềm tin từ những bài ca.

Đọc hiểu Những tuổi thơ của Lưu Quang Vũ (2 đề)

Đọc hiểu Những tuổi thơ của Lưu Quang Vũ (Tự Luận) - Đề 2

Câu 1: Thể thơ được sử dụng trong Những tuổi thơ của Lưu Quang Vũ là gì ?

Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ.

Câu 3: Khổ thơ cuối đã thể hiện được những điều gì? Điều nào khiến em suy nghĩ?

Câu 4:  Em có đồng ý với ý kiến của nhà thơ thể hiện trong 2 câu thơ sau không? Vì sao?

Mọi người đều có tội

Trước tuổi thơ đã chết của em.

Đáp án

Câu 1:

Thể thơ được sử dụng trong Những tuổi thơ của Lưu Quang Vũ là thể thơ tự do.

Câu 2:

Bài thơ Những tuổi thơ của Lưu Quang Vũ đã viết về những đứa trẻ bất hạnh, trải qua tuổi thơ thiếu thốn phải lang thang khắp trốn. Bài thơ đã nói lên nỗi niềm xót thương của tác giả với những đứa trẻ bị cướp mất tuổi thơ. Với nhà thơ cuộc đời của những đứa trẻ cần có nụ cười, có mơ ước, được đi học, có niềm tin từ những bài ca.

Câu 3:

Qua khổ thơ cuối của bài thơ Những tuổi thơ của Lưu Quang Vũ ta có thể thấy mong muốn của nhà thơ, mong muốn được nắm bàn tay đứa trẻ bất hạnh để nói những lời yêu thương. Đứa trẻ nào cũng cần một tuổi thơ hạnh phúc tràn ngập trong tiếng cười, có ước mơ, được cắp sách đến trường cùng bạn bè trang lứa. Tác giả có cảm giác nghẹn đắng, khiến lòng ông se lại vì bất lực, vì ông không giúp được những đứa trẻ vơi đi những bất hạnh chúng gặp phải. Nhắc đến hình ảnh những đứa trẻ gầy guộc bé nhỏ phải đi lang thang trong mưa, trong cô đơn mà không ở trong mái ấm của gia đình khiến cho tác giả cũng như độc giả thấy chạnh lòng sót thương.

Điều làm em phải suy nghĩ nhiều nhất là là hình ảnh trong 2 dòng thơ cuối. Thật đáng thương cho những đưa ấy, đáng lẽ các em đang tung tăng cắp sách đến trường cùng bạn bè bằng tuổi, tràn ngập niềm vui và hạnh phúc vậy mà trong thân hình nhỏ bé gầy guộc lại phải lang thang trong mưa một mình.

Câu 4:

Em đồng tình với ý kiến của nhà thơ thể hiện trong 2 câu thơ ấy. "Mọi người đều có tội" những đứa trẻ cần được quan tâm chăm sóc và bảo vệ bất kì ai vô cảm trước nỗi đau của trẻ hay thờ ơ dửng dưng trước những hành động bạo lực đều là có tội. Các em đã bị cướp mất những năm tháng tuổi thơ "tuổi thơ đã chết của em" vì lẽ ấy mọi người trong xã hội có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bởi các em sẽ là chủ nhân của xã hội trong tương lai.

icon-date
Xuất bản : 25/04/2024 - Cập nhật : 25/04/2024