Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Với con (Con ơi con thức dậy giữa ngày thường) của Thạch Quỳ tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Với con
Con ơi con thức dậy giữa ngày thường
Nghe chim hót đừng nghe mê mải quá
Qua đường đất đến con đường sỏi đả
Cha e con đến lớp muộn giờ.
Con ơi con nàng Bạch Tuyết trong mơ
Không thể nào yêu con thay mẹ
Và vì thể, nếu khuy áo con bị đứt
Thì nói lên để mẹ khâu cho.
Và con ơi trên ấy ngân hà
Có thể rồi con sẽ lên đến được
Nhưng đêm nay thì con cần phải học
Bốn phép tỉnh cộng trừ hay đọc một trang thơ.
Con ơi con, nếu thầy giáo dạy con
Có ánh sáng bảy màu trong ánh sáng
Thì con hỡi hãy khêu cho rạng
Ngọn bắc đèn con hãy vặn lên to.
Con ơi con, trải đất thì tròn
Mặt trăng sáng cũng tròn như đĩa mật
Tất cả đấy đều là sự thật
Nhưng cái bánh đa tròn, điều đó thật hơn!
Mẹ hát lời cây lúa để ru con
Cha cày đất để làm nên hạt gạo
Chú bộ đội ngồi trên mâm pháo
Bác công nhân quai búa, quạt lò.
Vì thế nên, lời cha dặn dò
Cũng chưa hẳn đã là điều đúng nhất
Cha mong con lớn lên chân thật
Yêu mọi người như cha đã yêu con.
(Với con - Thạch Quỷ)
Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Theo em, người cha dặn con điều gì trong những câu thơ sau:
Và con ơi trên ấy ngân hà
Có thể rồi con sẽ lên đến được
Nhưng đêm nay thì con cần phải học
Bốn phép tính cộng trừ hay đọc một trang thơ.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ điệp ngữ tiêu biểu nhất được nhà thơ sử dụng trong văn bản.
Câu 4. Nội dung hai câu thơ sau có ý nghĩa gì đối với em?
Cha mong con lớn lên chân thật
Yêu mọi người như cha đã yêu con.
Trả lời
Câu 1:
- Thể thơ: tự do
Câu 2:
- Trong đoạn thơ, người cha dặn con: đêm nay thì con cần phải học bốn phép tính cộng trừ hay đọc một trang thơ.
Câu 3:
- Điệp ngữ: con ơi con
- Tác dụng:
+ Tăng tính nhịp điệu, làm cho bài thơ thêm đặc sắc, hấp dẫn.
+ Nhấn mạnh tình cảm, sự yêu thương, gần gũi của cha dành cho con.
Câu 4:
- Ý nghĩa của hai câu thơ trên đối với em:
+ Thấu hiểu được tình cảm, tình yêu thương, những điều trân quý nhất cho đều dành cho con.
+ Chính sự yêu thương của cha là động lực, là cảm hứng để con noi theo và đối xử với mọi người xung quanh.
Câu 1: Trong bài thơ, người cha khuyên con nên làm những gì?
Câu 2: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về công lao của cha mẹ đối với con cái?
Mẹ hát lời cây lúa để ru con
Cha cày đất để làm nên hạt gạo
Câu 3:
Anh chị hiểu như thế nào qua lời cha dặn con:
Và con ơi trên ấy ngân hà
Có thể rồi con sẽ lên đến được
Nhưng đêm nay thì con cần phải học
Bốn phép tỉnh cộng trừ hay đọc một trang thơ.
Câu 4: Qua khổ thơ thứ 4 của bài thơ, anh/chị nhận thức được yêu cầu như thế nào về quá trình học tập của người học sinh?
Trả lời
Câu 1:
Trong bài thơ, người cha khuyên con: đừng mải mê nghe chim hót mà đi học muộn, nhờ mẹ khâu áo, học bốn phép tính hoặc một trang thơ, vặn to ngọn đèn, yêu mọi người…
Câu 2:
Sự hi sinh của cha mẹ luôn ưu tiên dành cho người con. Hơn tất thảy dù có đối mặt với khó khăn gian khổ, những vất vả trong lao động cha mẹ vẫn luôn yêu thương con vô điều kiện, dành mọi điều tốt đẹp nhất cho con.
Câu 3:
- Ý nghĩa lời dặn của cha dành cho con:
+ Định hướng tương lai, nhắn nhủ với con những hành trang thiết yếu để có một tương lai tốt đẹp, hoàn hảo.
+ Đồng thời dùng kinh nghiệm từng trải của cha để khuyên răn con rằng muốn đạt được những ước mơ hoài bão lớn lao trước hết phải bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất cụ thể như học một phép toán hay đọc một bài thơ.
Câu 4:
- Trong quá trình học tập lý thuyết là nền tảng kiến thức thiết yếu, song song với đó cần có yếu tố trải nghiệm, thực hành.
- Nắm rõ được bản chất môn học, phương pháp học để có hiệu quả trong học tập.
- Liên hệ giữa thực tiễn cuộc sống, vận dụng, không ngừng trau dồi và sáng tạo trong học tập.