logo

Giải bài tập SGK Sinh 10 [Chân trời sáng tạo]

Hướng dẫn Giải bài tập SGK Sinh 10 [Chân trời sáng tạo] đầy đủ, chi tiết nhất, bám sát nội dung kiến thức SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, giúp các em học tốt hơn.

Mục lục Giải bài tập SGK Sinh 10 Chân trời sáng tạo

Soạn Sinh 10 Bài 1: Giới thiệu khái quát môn Sinh học

Soạn Sinh 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

Soạn Sinh 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Soạn Sinh 10 Bài 4: Khái quát về tế bào

Soạn Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Soạn Sinh 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào

Soạn Sinh 10 Bài 7: Thực hành: Xác định một sô thành phần hóa học của tế bào

Soạn Sinh 10 Bài: Ôn tập chương I

Soạn Sinh 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ

Soạn Sinh 10 Bài 9: Tế bào nhân thực

Soạn Sinh 10 Bài 10: Thực hành: Quan sát tế bào

Soạn Sinh 10 Bài: Ôn tập chương II


Giải bài tập SGK Sinh 10 Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học

Mở đầu

Hình 4.1 cho thấy tổ ong được cấu tạo từ những khoang nhỏ. Mỗi khoang nhỏ này được dùng làm nơi dự trữ thức ăn, chứa trứng hay ấu trùng. Do đó, mỗi khoang nhỏ là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của tổ ong. Cách thức tổ chức này cũng được thấy ở cả sinh vật sống. Như vậy, đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống là gì?

Giải bài tập SGK Sinh 10 [Chân trời sáng tạo]

Trả lời: 

Đơn vị cấu trúc và chức năng nhất của sinh vật sống là tế bào

I. Học thuyết tế bào

Câu hỏi 1: Các khoang rỗ nhỏ cấu tạo nên vỏ bẩn của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện được ra được gọi là gì ?

Trả lời: Các khoang rỗ nhỏ cấu tạo nên vỏ bẩn của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện được ra được gọi là cell có nghĩa là "phòng nhỏ" và đây chính là tế bào.

Câu hỏi 2: Dựa vào đâu mà Schleiden và Schwann có thể đưa ra kết luận " Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào " ?

Trả lời: Họ dựa vào kết quả công trình nghiên cứu của mình thấy được sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào động vật. Trên cơ sở đó họ đã đưa ra học thuyết tế ào với nội dung :  " Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào "

Luyện tập 1: Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì đối với nghiên cứu sinh học?

Trả lời :

- Ý nghĩa của sự ra đời học thuyết tế bào đối với nghiên cứu sinh học:

- Học thuyết tế bào cho thấy tính thống nhất trong đa dạng của sinh giới, rằng tất cả các sinh vật hiện tại đều được tạo ra từ một tế bào đầu tiên. Đây là một trong ba luận điểm quan trọng của triết học duy vật biện chứng, chứng minh sinh giới được tạo ra từ ngẫu sinh hóa học và tiến hóa lâu dài, chứ không phải do bất kỳ một lực lượng siêu nhiên nào.

II. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống

Câu hỏi 3: Hãy đưa ra các dẫn chứng để chứng minh tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trung cơ bản của sự sống

Trả lời: Tế bào là đơn vị nhỏ nhất nhưng lại có đầy đủ những biểu hiện đặc trưng của sự sống như : chuyển hóa vật chất, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, ... Có những sinh vật chỉ có 1 tế bào mà vẫn đảm bảo các chức năng sống của sinh vật đó.

Vận dụng: Hãy cho biết điểm khác nhau giữa  một sinh vật đơn bào và một tế bào  trong cơ thể sinh vật đa bào.

Trả lời:

Sinh vật đơn bào chỉ được cấu tạo từ một tế bào, sinh vật đa bào được cấu tạo từ 2 tế bào trở lên; do đó ở sinh vật đơn bào, sự trao đổi chất với môi trường và sinh sản được thực hiện ở một tế bào, còn ở các sinh vật đa bào, các tế bào được biệt hóa để thực hiện các chức năng khác nhau.

Bài tập 1: Trùng roi xanh là động vật đơn bào hay đa bào ? Tại sao ?

Trả lời:

Trùng roi xanh là động vật đơn bào vì cơ thể trùng roi xanh được cấu tạo từ một tế bào duy nhất.

Bài tập 2: Kể tên các phương pháp có thể dùng để nghiên cứu cấu tạo của trùng roi xanh. Mô tả các bước thực hiện của mỗi phương pháp đó.

Trả lời:

Các phương pháp có thể dùng để nghiên cứu cấu tạo của trùng roi xanh:

- Phương pháp quan sát

+ Bước 1 xác định đối tượng quan sát và phạm vi quan sát

+ Bước 2 Chọn công cụ quan sát phù hợp, trong trường hợp này ta sử dụng kính hiển vi

+ Bước 3 Thu thập, ghi chép các dữ liệu quan sát được 

Bài tập 3: Trùng roi xanh có khả năng quang hợp không ? Nếu có, hãy xây dựng tiến trình nghiên cứu để chứng minh.

Trả lời:

Trùng roi xanh có khả năng quang hợp. 

Sử dụng phương pháp quan sát để nghiên cứu:

+ Bước 1 xác định đối tượng quan sát: trùng roi

+ Bước 2: xác định dụng cụ quan sát: Kính hiển vi

+ Bước 3: Quan sát trùng roi có lục lạp hay không, ghi chép lại và báo cáo.

 


Giải bài tập SGK Sinh 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học

Mở đầu

Khi muối dưa cải bị hư hỏng, có hai nguyên nhân được đưa ra: (1) do đậy nắp hũ dưa không kin; (2) do không đảm bảo về điều kiện ánh sáng. Dựa vào phương pháp nào để xác định đầu là nguyên nhân làm dưa cải muối bị hỏng?

Trả lời: 

Dựa vào phương pháp quan sát để xác định nguyên nhân làm dưa cải muối bị hỏng.


I. Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học

Câu hỏi 1: Hãy lựa chọn phương pháp phù hợp và đề xuất thực hiện nghiên cứu những vấn đề sau:

a, Xác định hàm lượng đường trong máu

b, Thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ

c, Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người

Trả lời: 

a) Xác định hàm lượng đường trong máu.

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm

- Các bước nghiên cứu:

+ Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị đo nồng độ đường trong máu, dụng cụ (que thử đường máu, pin máy đo, kim tiêm, cồn,...), hóa chất (cồn) và mẫu máu cần nghiên cứu/ người cần kiểm tra.

+ Bước 2: Tiến hành lấy máu và vệ sinh vị trí lấy máu trên người bệnh bằng bông tẩm cồn (nếu cần), đo nồng độ đường trong máu bằng máy.

+ Bước 3: Đánh giá kết quả: Khoảng bình thường là từ 4,4 - 7,2 mmol/ l (trước ăn) hoặc < 10 mmol/l (sau ăn 2 giờ)

b) Thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ.

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thực nghiệm khoa học

- Các bước nghiên cứu:

+ Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,...), mô hình thí nghiệm và nguyên liệu thí nghiệm (cây thanh long đối chứng và thí nghiệm)

+ Bước 2: Tiến hành thực nghiệm và thu thập dữ liệu theo từng giai đoạn nghiên cứu của cả cây thí nghiệm và cây đối chứng.

+ Bước 3: Xử lý kết quả (so sánh kết quả giữa cây thí nghiệm và cây đối chứng), đưa ra kết luận và giải thích về các nhân tố thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ.

c) Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người.

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát

- Các bước nghiên cứu:

+ Bước 1: Chuẩn bị ảnh, atlas cơ thể người hoặc các mô hình mẫu của các bộ phận.

+ Bước 2: Quan sát các mẫu hình; kết hợp so sánh giữa các mô hình, ảnh, atlas,....

+ Bước 3: Ghi chép, đưa ra kết quả quan sát cơ thể người bằng hình vẽ, sơ đồ,...

Câu hỏi 2: Tại sao chúng ta cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau khi nghiên cứu và học tập môn sinh học ? 

Trả lời :

Chúng ta cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu và học tập môn sinh học để suy luận  và giải quyết các giả thuyết, vấn đề sinh học một cách có logic, khoa học.

Luyện tập 1:  Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp có khí thải cacbondioxide.

Lời giải

Thí nghiệm: Phát hiện sự thải CO2 ở quá trình hô hấp

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

- Các bước tiến hành thí nghiệm:

+ Chuẩn bị mẫu vật: Hạt giống (thóc, đậu,...), cốc đựng nước ấm, bình đựng, ống thủy tinh hình chữ U, ống nghiệm chứa nước vôi trong (Ca(OH)2), phễu, nút cao su.

+ Tiến hành thí nghiệm: Cho các hạt giống vào bình đựng, nút miệng ống bằng mút cao su có gắn ống thủy tinh chữ U và phễu. Ống thủy tinh có 1 đầu được đặt trong ống nghiệm có chứa nước vôi. Tiến hành ngâm các hạt giống trong nước ấm (trong 1.5 – 2h).

+ Quan sát hiện tượng ở ống nghiệm chứa nước vôi và ghi kết quả, báo cáo.

Câu hỏi 3: Hãy kể tên và cho biết chức năng của một số dụng cụ thí nghiệm.

Lời giải

Một số dụng cụ thí nghiệm và chức năng của chúng là:

- Ống nghiệm: Đựng hóa chất, sản phẩm trộn hóa chất hoặc các mẫu thí nghiệm.

- Đèn cồn: Dùng để đun, hơ nóng, cung cấp nhiệt cho các thí nghiệm cần nhiệt.

- Pipet: Dùng để hút các dung dịch với độ chính xác cao.

- Cốc thủy tinh: Đựng hóa chất, mẫu vật thí nghiệm.

- Đũa thí nghiệm: khuấy dung dịch cần thí nghiệm

- Giá, kẹp: Là giá đỡ cho các ống nghiệm.

- Đĩa petri: Là nơi chứa môi trường dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật và vi sinh vật cần nghiên cứu.

- Que cấy, que trang: Dùng để đưa vi sinh vật để các vị trí mong muốn, trải đều vi sinh vật.

Câu hỏi 4: Có thể lưu giữ kết quả quan sát bằng những cách nào ?

Lời giải

Kết quả quan sát có thể được lưu giữ thông qua tranh ảnh, bản vẽ, sơ đồ, làm tiêu bản,...

Luyện tập 1: Việc đặt câu hỏi nghiên cứu và xây dựng giả thuyết trong nghiên cứu khoa học có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải 

- Đặt câu hỏi nghiên cứu giúp người nghiên cứu định hướng được vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa ra phương pháp nghiên cứu phù hợp và có thể đưa ra dự đoán về kết quả nghiên cứu.

- Xây dựng giả thiết nhằm định hướng nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu, giúp nhà nghiên cứu đưa ra kế hoạch nghiên cứu phù hợp, đúng hướng.


II. Tin sinh học

Câu hỏi 5: Tại sao tin sinh học được xem như công cụ nghiên cứu và học tập môn Sinh học ?

Trả lời:

Tin sinh học được xem như công cụ trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học vì tin sinh học giúp lưu giữ, phân tích các dữ liệu sinh học, phát hiện và và mô phỏng quy luật vận động của thế giới sống.

Câu hỏi 6: Hãy đưa ra nhận xét về tầm quan trọng của tin sinh học trong đời sống ngày nay.

Trả lời:

Tin sinh học có vai trò rất quan trọng trong đời sống ngày này vì có rất nhiều ứng dụng trong nghiên cứu như: dò tìm và phát hiện đột biến gây ra các bệnh di truyền để từ đó phát hiện và điều trị sớm; so sánh hệ gene (hay DNA), trình tự của protein nhằm xác định quan hệ huyết thống, truy tìm thủ phạm, xác định quan hệ họ hàng giữa các loài; xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene để tìm kiếm những gene quy định các tính trạng mong muốn,...

Vận dụng: Hãy chọn một vấn đề cần nghiên cứu ở địa phương em và áp dụng tiến trình nghiên cứu để làm rõ vấn để đó.

Lời giải

Ví dụ: Nghiên cứu về

Bài tập 1: Để hỗ trợ các vụ án hình sự, các nhà pháp y có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu nào ? Cho ví dụ.

Lời giải

Câu 1: Để hỗ trợ cho việc điều tra các vụ án hình sự, các nhà pháp y có thể sử dụng cả ba phương pháp: phương pháp nghiên cứu quan sát, làm việc trong phòng thí nghiệm và phương pháp thực nghiệm khoa học.

Ví dụ:

- Quan sát hiện trường để thu thập các vật chứng như dấu vân tay,...

- Kiểm tra ADN, phân tích các hóa chất liên quan đến vụ án,.. được thực hiện trong các phòng thí nghiệm.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tâm lý đến khả năng gây án,... được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.

Bài tập 2: Tại sao phẩm chất trung thực rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học ?

Trả lời:

Phẩm chất trung thực rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học vì nghiên cứu khoa học có mục đích đưa ra các tri thức mới phục vụ cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội, do đó tính trung thực sẽ đóng góp đến kết quả nghiên cứu, ứng dụng của nghiên cứu đối với thực tiễn.

 


Giải bài tập SGK Sinh 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Mở đầu

Một tiết học về sự sống, một bạn nói rằng: "Một chiếc xe và một con sư tử đều có quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng, có khả năng di chuyển nên cả hai đều được gọi là vật sống". Em có đồng ý với ý kiến đó không? Em sẽ chứng minh cho ý kiến của mình như thế nào?

Trả lời: 

Em không đồng ý với ý kiến cả xe và con sư tử đều là vật sống. Mặc dù chiếc xe và một con sư tử đều có quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng, có khả năng di chuyển, nhưng việc trao đổi và di chuyển của xe đều phụ thuộc vào con người, và xe không có khả năng tự phát triển, tự sinh sản. Do đó chiếc xe không phải là vật sống, con sư tử là vật sống.


I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Câu hỏi 1: Phân biệt cấp độ tổ chức và cấp độ tổ chức sống.

Trả lời : 

Các cấp độ tổ chức là tập hợp tất cả các cấp đổ tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống: nguyên tử , phân tử, bào quan, tế bào ,... sinh quyển.

Cấp độ tổ chức sống là các tổ chức phân tử, bào quan, tế bào, mô...hệ sinh thái-sinh quyển biểu hiện đặc trung của sự sống như chuyển hóa vật chất, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, ..

Câu hỏi 2: Quan sát Hình 3.1, hãy:

a, Kể tên các cấp độ tổ chức của thế giới sống

b, Cho biết cấp độ tổ chức nào có đầy đủ các biểu hiện củ sự sống.

Giải bài tập SGK Sinh 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 2)

Trả lời : 

a, các cấp độ tổ chức của thế giới sống : Nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã- hệ sinh thái, sinh quyển.

b, Cấp độ tổ chức sinh quyển có đầy đủ biểu hiện của sự sống.

Câu hỏi 3: Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất ?

Trả lời : Tế bào là cấp đổ tổ chức sống cơ bản nhất có đầy đủ các biểu hiện đặc trưng của thế giới sống như:  chuyển hóa vật chất, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,... Vì vậy tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất.

Câu hỏi 4: Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ với nhau như thế nào ?

Trả lời:

Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các cấp độ tổ chức nhỏ hơn sẽ làm nền tảng để hình thành cấp độ tổ chức cao hơn.

Luyện tập 1: Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống là gì?

Trả lời:

Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống giúp chúng ta hiểu được mối liên hệ giữa các cấp độ với nhau, sự tương tác và cách thức hoạt động của các cấp độ.


II. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống

Câu hỏi 5: Thế nào là nguyên tắc thứ bậc ?

Trả lời:

Nguyên tắc thứ bậc là tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên. Nhờ đó tổ chức sống cấp cao hơn vừa có những đặc điểm của tổ chức sống thấp hơn, vừa mang đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có được.

Câu hỏi 6: Nêu ví dụ về một cấp độ tổ chức sống. Hãy giải thích sự hình thành cấp độ tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

Trả lời:

Một lời tế bào ở dạ dày chỉ thực hiện 1 chức năng nhất định ( tế bào chính tiết ra enzyme ở trạng thái chưa hoạt động, tế bào viền tiết ra HCl, hoặc tế bào cơ chỉ có tác dụng co dãn) nhưng khi có nhiều loại tế bào tập hợp lại, dạ dày vừa có khả năng tiết dịch vị vừa co bóp để tiêu hóa thức ăn.

Câu hỏi 7: Nêu ví dụ về quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. Thông qua quá trình đó, sinh vật đã làm biến đổi môi trường như thế nào ?

Trả lời:

Thông qua quá trình thoát hơi nước mà thực vật hấp thụ khí CO2 cung cấp cho quá trình quang hợp, Đồng thời nước thoát ra làm giảm nhiệt độ môi trường; O2 được giải phóng từ quang hợp góp phần điều hòa khí quyển.

Câu hỏi 8: Nêu ví dụ về cơ chế tự điều chỉnh ở các cấp độ: Cơ thể, quần thể, quần xã

Trả lời:

- Ở mức cơ thể: Khi lạnh, chuyển hóa các chất trong cơ thể chậm lại, tăng hô hấp để tăng nhiệt lượng nhằm giữ ẩm cơ thể.

- Ở mức quần thể: Khi dinh dưỡng từ môi trường bắt đầu giảm, quần thể vi sinh vật bước vào pha suy vong, số lượng tế bào vi sinh vật chết tăng lên.

- Ở mức quần xã: Khi lượng chuột trên đồng tăng, dẫn đến số lượng rắn cũng tăng theo, làm số chuột quay lại mức cân bằng.

Câu hỏi 9: Quan sát Hình 3.2, em có nhận xét gì về sự tiến hóa của thế giới sống ?

Giải bài tập SGK Sinh 10 [Chân trời sáng tạo] (ảnh 3)

Trả lời:

Nhận xét: Sự sống được nối tiếp nhờ quá trình sinh sản với nhiều đặc tính được duy trì ổn định, kế thừa qua nhiều thế hệ thông qua quá trình nhân đôi DNA. Mặt khác, môi trường sống luôn có những biến đổi bắt buộc sinh vật phải có sự thích nghi để tồn tại. Quá trình chọn lọc tự nhiên loại bỏ những dạng sống kém và giữ lại những dạng sống thích nghi với các môi trường sống khác nhau. Vì vậy các sự sống trên trái đất đều có tổ tiên chung nhưng đến ngày nay các sinh vật đã xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới với những đặc điểm khác nhau để thích nghi với môi trường sống khác nhau.

Câu hỏi 10: Những đặc điểm khác biệt giữa các loài sinh vật là do đâu ?

Trả lời:

Những đặc điểm khác biệt giữa các loài sinh vật là do:

- Các cơ chế phát sinh biến dị ( đột biến gene, đột biến nhiễm sắc thể)

- Sinh vật phải tiến hóa, biến đổi để thích nghi với môi trường sống.

Luyện tập 2: Sự phát sinh các biến dị có vai trò gì trong sự tiến hoá của thế giới sống?

Trả lời:

Sự phát sinh các biến dị có vai trò rất quan trọng trong tiến hóa, là cơ sở cho tiến hóa: tạo nên các đa dạng di truyền; tạo các biến dị có đặc điểm thích nghi mới, có các đặc điểm tốt hoặc vượt trội so với đời bố mẹ, là cơ sở tạo nên các loài mới.

Vận dụng : Chứng minh rằng thế giới sống vừa có tính đa dạng vừa có tính thống nhất một cách rõ rệt. Cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

- Tính đa dạng: Tính đa dạng của thế giới sống được biểu hiện ở số lượng loài đa dạng, phong phú về kích thước, cấu tạo, tuổi thọ,... tạo nên các quần thể đặc trưng; đồng thời có sự đa dạng về khí hậu, ổ sinh thái,..., tạo nên các quần xã và hệ sinh thái đặc trưng.

- Tính thống nhất: Các loài trên thế giới sống đều có các đặc điểm tương đồng nhau, và được xếp vào các hệ thống phân loại. Mặt khác tất cả các loài trên thế giới đều có chung một tổ tiên; luôn luôn tương tác, tác động lẫn nhau. Tất cả các loài đều được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử và được cấu tạo từ đơn vị tổ chức sống cơ bản nhất là tế bào.

Ví dụ: Sự đa dạng của lớp Côn trùng: trong lớp Côn trùng có rất loài như kiến, rận, cào cào,... nhưng đều có các đặc điểm chung như cơ thể phân đốt, được bảo vệ bởi một bộ xương ngoài, một lớp cứng được cấu tạo chủ yếu bởi kitin,...

Bài tập 1: Sự di cư của các loài chim liên quan đến đặc điểm nào của cấp độ tổ chức sống ?

Trả lời:

Sự di cư của các loài chim liên quan đến đặc điểm tự điều chỉnh của cấp độ tổ chức sống

Bài tập 2: Sự di cư có vai trò gì đối với loài chim này?

Trả lời:

Sự di cư có vai trò đảm bảo điều kiện nơi cư trú, thức ăn dẫn tới đảm bảo số lượng loài đối với loài chim này.

icon-date
Xuất bản : 19/06/2022 - Cập nhật : 14/09/2022