- Cellulose là một polymer mạch thẳng bao gồm β – D – glucose bằng dây nối β (1→ 4).
Cấu trúc phân tử của Cellulose:
- Cellulose là phân tử hữu cơ phong phú nhất trên trái đất, được tìm thấy trong thực vật, chiếm 40% thành tế bào thực vật. Trong thành tế bào thực vật, nó được sắp xếp trong các lớp khác nhau và dùng để phân biệt thành các bức tường chính và phụ.
- Cấu trúc của cellulose bao gồm các chuỗi glucose tuyến tính liên kết với nhau bằng liên kết gly 1- 4 glyosidic.
- Sự hiện diện của các nhóm hydroxyl –OH phóng ra từ mỗi chuỗi theo mọi hướng, từ đó làm tăng mối liên kết giữa các chuỗi adjacent glucose liền kề. Chính nhờ mối liên kết mà độ bền kéo của cấu trúc cellulose tăng lên, ngăn không cho tế bào bị vỡ khi nước xâm nhập qua thẩm thấu.
- Hình dạng của tế bào được xác định theo sự sắp xếp của các bó cellulose có đường kính 2-20 nm và chiều dài 100 – 40000 nm.
- Các dẫn chất khác của cellulose: Hydroxy propyl methyl cellulose, natri hydroxy cellulose, cellulose triacetate, acetophtalat cellulose, colodion, pyroxylin
Để hiểu rõ hơn về Cellulose, bạn có thể tìm hiểu qua đặc trưng của chất liệu này như sau:
- Nhiệt độ nóng chảy: 306 °C, mật độ dao động từ 1.27 đến 1.34.
- Khối lượng phân tử: xấp xỉ 1811.699 g/mol.
- Không tan trong nước, dung môi hữu cơ như axeton, ethylacetate, nitropropane và ethylene dichloride.
- Tan trong dung dịch Schweitzer (hydroxyd đồng trong ammoniac) và dung dịch kẽm chlorid đậm đặc.
- Cellulose vi tinh thể tồn tại ở dạng bột màu trắng, không tan trong nước nhưng phân tán trong nước cho gel.
Do có các liên kết 1,4-β-glucoside giữa các đơn phân D-glucose giúp cellulose trở thành hợp chất bền vững có chức năng bảo vệ tế bào.
Việc Hydroxyethyl cellulose là một thành phần có trong nhiều loại mỹ phẩm có thể được nhiều người biết. Tuy nhiên lý do mà nó xuất hiện trong bảng thành phần mỹ phẩm đó là gì, nó có công dụng gì thì không phải ai cũng nắm rõ hoàn toàn. Sau đây là một số những tác dụng của Hydroxyethyl cellulose mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn:
- Là chất hoạt động bề mặt cho các sản phẩm làm đẹp.
- Tạo cảm giác đặc biệt khi sử dụng trên làn da.
- Không phải là chất nhũ hóa nhưng nó dễ tan trong nước tạo đặc ở nhiệt độ phòng.
- Không gây kích ứng da vì đây là hàng dùng được trong mỹ phẩm và cả thực phẩm.
- Hydroxyethyl cellulose có thể phân tán trong nước. Khi phân tán thì mẹ dùng máy khuấy đều vừa khuấy vừa gia nhiệt gel sẽ giúp trương nở nhanh hơn, hạn chế óc trâu.
- Hydroxyethyl cellulose là chất tạo đặc, tạo gel. Các sản phẩm trong cuộc sống được làm từ cellulose như dầu xả, dầu gội, sữa tắm, nước rửa chén, nước rửa tay,…
- Hydroxyethyl cellulose có thể làm giảm được độ nhớt cũng như tạo sự ổn định trong nền.
- Hydroxyethyl cellulose trong mỹ phẩm được sự dụng theo tỉ lệ là 1 – 1.2% bằng cách cho trực tiếp vào nước. Ngậm nước sau khoảng thời gian từ 1 – 3 giờ. Khi sử dụng thành phần Hydroxyethyl cellulose thì hãy bảo quản ở nơi khô thoáng. Và tránh ánh nắng trực tiêp từ mặt trời để đảm bảo chất lượng sản phẩm được tốt nhất.
a) Ưu điểm của sợi Cellulose là gì?
Được dệt từ sợi bông của cấy bông vải, bởi vậy, vải sợ bông có rất nhiều ưu điểm, khiến cho mọi người ưa chuộng loại vải này. Một số ưu điểm của loại vải này phải kể đến như :
- Hút ẩm cao, thấm hút mồ hôi rất tốt nên các loại quần áo may bằng vải sợi bông mặc rất thoáng mát, dễ chịu. Bởi vậy, nó rất thích hợp với khí hậu nhiệt đới hay các loại trang phục mùa hè.
- Sợi bông thân thiện với da người (không làm ngứa) và không tạo ra các nguy cơ dị ứng.
- Sợi bông càng dài thì càng có chất lượng cao. Sợi bông dễ cháy nhưng có thể nấu trong nước sôi để tiệt trùng.
- Khả năng chịu nhiệt và cách điện của vải sợi bông là cực tốt.
- Điều đặc biệt là nó cực kỳ dễ phân hủy và có thể tái chế lại.
b) Nhược điểm của sợi Cellulose
Với bất cứ loại vải nào chúng cũng đều có nhược điểm. Với vải sợi bông lại có rất nhiều nhược điểm. Đặc biệt với những nhược điểm sau:
- Dễ bị co
- Dễ nhăn nhàu nên phải ủi nhiều lần, khi ủi xong khó giữ nếp.
- Dễ bám bẩn, giặt khó sạch.
- Độ bền của vải không cao, vải để lâu sẽ bị mục hoặc nổ vải.
- Dễ chảy sệ hoặc bị kéo dãn, dễ bị mục do vi khuẩn, nấm mốc xâm hại.