logo

[Sách mới] Soạn Sinh 10 bài 4 CTST: Khái quát về tế bào

Hướng dẫn Soạn Sinh 10 Bài 4: Khái quát về tế bào ngắn gọn nhất bám sát nội dung SGK Sinh học 10 trang 19, 20 bộ Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Mời bạn đọc tham khảo!

Bài 4. Khái quát về tế bào trang 19, 20 Sinh 10 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 4 ngắn nhất Chân trời sáng tạo


Yêu cầu cần đạt

- Nêu được khái quát học thuyết tế bào

- Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống

Nêu đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống? Dựa vào yếu tố mà Schleiden và Schwann có thể đưa ra kết luận: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.”?

Câu hỏi trang 19 SGK Sinh học 10

Mở đầu

Hình 4.1 cho thấy tổ ong được cấu tạo từ những khoang nhỏ. Mỗi khoang nhỏ này được dùng làm nơi dự trữ thức ăn, chứa trứng hay ấu trùng. Do đó, mỗi khoang nhỏ là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của tổ ong. Cách thức tổ chức này cũng được thấy ở cả sinh vật sống. Như vậy, đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống là gì?

  [Sách mới] Soạn Sinh 10 Bài 4: Khái quát về tế bào - Chân trời sáng tạo
Một phần tổ ong

Lời giải: 

Đơn vị cấu trúc và chức năng nhất của sinh vật sống là tế bào.

Các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao gồm: phân tử, bào quan , tế bào , mô cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái , sinh quyển. 

Trong đó, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái là các cấp độ tổ chức sống cơ bản


I. Học thuyết tế bào

Câu 1: Các khoang rỗng nhỏ cấu tạo nên vỏ bần của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện ra được gọi là gì?

Câu 2: Dựa vào đâu mà Schleiden và Schwann có thể đưa ra kết luận:“Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.”?

Lời giải: 

Câu 1: Các khoang rỗng nhỏ cấy tạo nên nên vỏ bần của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện ra được gọi là các tế bào.

Vào năm 1665, Robert Hooke sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát cấu tạo của vỏ cây bần gồm những khoang nhỏ gọi là tế bào.

Câu 2: Schleiden và Schwann có thể đưa ra kết luận:“Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.” Dựa vào các công trình nghiên cứu về cấu tạo tế bào động vật và thực vật và qua kết quả công trình nghiên cứu về sự tương đồng về cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật

Luyện tập

Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì đối với nghiên cứu sinh học?

Lời giải: 

- Ý nghĩa của sự ra đời học thuyết tế bào đối với nghiên cứu sinh học: Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào đầu tiên. Học thuyết tế bào cho thấy tính thống nhất trong đa dạng của sinh học. Từ đó trở thành một trong ba luận điểm quan trọng của triết học duy vật biện chứng, chứng minh sinh giới được tạo ra từ ngẫu sinh hóa học và tiến hóa lâu dài, chứ không phải do bất kỳ một lực lượng siêu nhiên nào.


II. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống

Câu hỏi trang 20 SGK Sinh học 10

Câu 3: Hãy đưa ra các dẫn chứng để chứng minh tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống.

Lời giải: 

- Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào, các hoạt động sống của cơ thể như: chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,… đều diễn ra trong tế bào.

Minh chứng: Tế bào sinh tinh phát sinh các tinh trùng có vai trò trong sinh sản; tế bào phổi trao đổi O2 và CO2 tạo nên sự trao đổi khí ở phổi.

Các sinh vật đơn bào dù chỉ được cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn đóng vai trò qun trọng chức năng của một cơ thể. Đối với cơ thể sinh vật đa bào được cấu tạo gồm nhiều tế bào thì các hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp hoạt động của các tế bào khác nhau.

Minh chứng: Các loài vi khuẩn đơn bào được cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn có thể trao đổi chất với môi trường để phát triển và sinh sản.

Tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống.

Vận dụng

Hãy cho biết điểm khác nhau giữa  một sinh vật đơn bào và một tế bào  trong cơ thể sinh vật đa bào.

Lời giải: 

Sinh vật đơn bào là các sinh vật chỉ được cấu tạo từ một tế bào, sinh vật đa bào được cấu tạo từ 2 tế bào trở lên

=> ở sinh vật đơn bào, một tế bào  thực hiện sự trao đổi chất với môi trường và sinh sản , còn ở các sinh vật đa bào, các tế bào được biệt hóa để thực hiện các chức năng khác nhau.


Bài tập 

Một bạn học sinh tiến hành quan sát hai mẫu tiêu bản bằng kính hiển vi quang học, kết quả quan sát như Hình 4.4.

  [Sách mới] Soạn Sinh 10 Bài 4: Khái quát về tế bào - Chân trời sáng tạo

Hãy quan sát hình và cho biết:

Câu 1: Mẫu vật nào trong các mẫu vật: lát biểu mô ở  động vật, một giọt nước ao, một giọt máu người phù hợp với mỗi tiêu bản bên. Giải thích.

Câu 2: Điểm giống và khác nhau của hai tiêu bản bên.

Lời giải: 

Câu 1: Hình 4.4 a là tiêu bản mẫu vật một giọt nước ao vì trong tiêu bản có rất nhiều loại vi sinh vật, không liên kết thành cụm với nhau nhưng có sự tương tác nhau.

Hình 4.4 b là tiêu bản mẫu vật lát biểu mô ở động vật vì tiêu bản này chứa nhiều tế bào liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành mô.

Câu 2:

Giống nhau: Cả hai tiêu bản đều gồm nhiều tế bào

Khác nhau: 

+ Hình 4.4a: Các tế bào hoạt động độc lập thành các cá thể sinh vật khác nhau.

+ Hình 4.4b: Các tế bào liên kết với nhau, tương tác các hoạt động với nhau tạo thành mô có chức năng nhất định.

>>> Xem thêm: Soạn Sinh 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn Sinh 10 Bài 4: Khái quát về tế bào trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 25/09/2022