logo

Chọn các cặp tương ứng để tạo thành những câu thích hợp trong nội dung về mục đích, giá trị cốt lõi của Nhà trường Tiểu học

Câu hỏi: Chọn các cặp tương ứng để tạo thành những câu thích hợp trong nội dung về mục đích, giá trị cốt lõi của Nhà trường Tiểu học

Lời giải: 

Câu trả lời đúng:

Câu hỏi

Câu trả lời

Mục đích của việc quảng bá giá trị cốt lõi của nhà trường Tiểu học là Giúp các thành viên trong và ngoài nhà trường hiểu rõ bản sắc văn hóa của nhà trường, tham gia xây dựng, phát triển văn hóa nhà trường.
Các giá trị cốt lõi cần được trình bày ngắn gọn Tập trung vào một tiền đề trọng tâm và nhấn mạnh những yếu tố văn hoá có thể giúp nhà trường đạt được sự thành công.
Đánh giá đúng thực trạng văn hóa của nhà trường, xác định những giá trị cốt lõi mà nhà trường đã hình thành ở thời điểm hiện tại là Cơ sở định hướng cho việc xác định, xây dựng giá trị cốt lõi của nhà trường trong tương lai.
Ngoài các giá trị truyền thống như lòng nhân ái, chăm chỉ, trung thực,… trong bối cảnh hiện nay, nhà trường tiểu học cần Bổ sung những giá trị mới vào giá trị cốt lõi như coi trọng con người, tinh thần dân chủ, đề cao sức sáng tạo, tinh thần phản biện, năng lực tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác…
Sau khi đã thiết lập được các giá trị cốt lõi, hiệu trưởng nhà trường phải Tuyên bố các giá trị cốt lõi đó một cách rộng rãi tới toàn thể giáo viên, học sinh, cán bộ nhân viên, công bố rộng rãi với toàn xã hội trên website của nhà trường. …
GV, HS tham gia xây dựng các giá trị cốt lõi và việc tham vấn ý kiến phụ huynh trong quá trình thiết lập giá trị cốt lõi của nhà trường tiểu học Là cơ sở hiện thực hóa giá trị cốt lõi, khiến chúng chuyển thành thói quen, niềm tin, phương châm hành động, chuẩn mực ứng xử trong cộng đồng nhà trường.

* Nhiệm vụ của giáo viên trường Tiểu học

Trong trường tiểu học sẽ có cơ cấu tổ chức gồm các thành phần, vị trí, chức danh như: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Hội đồng trường, tổng phụ trách đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng tư vấn, tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam và đoàn thể trong trường, Giáo viên tiểu học và nhân viên. Mỗi chức danh, vị trí sẽ có những vai trò, vị trí và nhiệm vụ khác nhau theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học được ban hành tại thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 về ban hành điều lệ trường tiểu học.

Thực hiện giáo dục theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường. Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách. Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường; thường xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học và đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác. Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh và với cha mẹ học sinh; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.

Chọn các cặp tương ứng để tạo thành những câu thích hợp trong nội dung về mục đích, giá trị cốt lõi của Nhà trường Tiểu học

* Hoạt động của học sinh Tiểu học

- Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như:

+ Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang các trò chơi vận động.

+ Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa,...Ngoài ra, trẻ còn còn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng hoa,...

+ Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,...

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học là một môn học có nhiệm vụ góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức đã học trên lớp qua các hoạt động vui chơi. Phát triển sự hiểu biết trong các lĩnh vực đời sống, xã hội, từng bước làm phong phú hơn vốn tri thức của học sinh, tạo nên sự cân đối hài hòa của quá trình giáo dục toàn diện. Phát triển ở học sinh các kỹ năng cần thiết, phù hợp với sự phát triển lứa tuổi (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác, và sẵn sàng tham gia các hoạt động của tập thể...). Tạo cho học sinh lòng ham thích, hứng thú trong hoạt động từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu trường, yêu lớp, yêu quý thầy cô, bạn bè, yêu quê hương, đất nước. Hiểu được điều đó trong năm học vừa qua trường Tiểu học đã tổ chức đa dạng các hoạt động ngoại khóa để phát huy tối đa khả năng của các em học sinh và tạo ra một môi trường học tập lành mạnh, bổ ích.

>>> Tham khảo: 

Trắc nghiệm: Module 6 tiểu học có đáp án

Trắc nghiệm: Sản phẩm cuối khóa Module 6 tiểu học có đáp án

icon-date
Xuất bản : 04/10/2022 - Cập nhật : 04/10/2022