logo

Giải Toán 8 Kết nối tri thức: Bài 12: Hình bình hành

Hướng dẫn Giải Toán 8 Kết nối tri thức Bài 12: Hình bình hành ngắn gọn kèm lời giải và đáp án chi tiết bám sát nội dung chương trình Sách mới

Giải Toán 8 trang 57

Hoạt động 1:

Trong hình 3.28, có một hình bình hành. Đó là hình nào? Em có thể giải thích tại sao không?

Bài 12: Hình bình hành

Lời giải

Tứ giác trong Hình 3.28c là hình bình hành vì:

Ta so sánh độ dài các cạnh đối trong tứ giác bằng cách đếm số ô vuông trong hình và có các cặp cạnh song song

Ta thấy AB = CD; AD = BC.

Giải Toán 8 trang 58

Hoạt động 2:

Hãy nêu các tính chất của hình bình hành mà em biết

Lời giải

– Các cạnh đối song song;

– Các cạnh đối bằng nhau;

– Các góc đối bằng nhau;

– Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Hoạt động 3:

Cho hình bình hành ABCD (H.3.30)

a) Chứng minh ΔABC=ΔCDA. Từ đó suy ra AB = CD, AD = BC và ABCˆ=CDAˆ

b) Chứng minh ΔABD=ΔCDB. Từ đó suy ra DABˆ=BCDˆ

c) Gọi giao điểm của hai đường chéo AC, BD là O. Chứng minh ΔAOB=ΔCOD. Từ đó suy ra OA = OC, OB = OD

Lời giải

a) Xét tam giác ABC và CDA ta có:

BACˆ = DCAˆ (hai góc so le trong, AB // CD)

AC chung

ACBˆ = CABˆ (hai góc so le trong, AD // BC)

=>  ΔABC = ΔCDA (g.c.g)

Từ đó ta có: AB = CD, AD = BC và ABCˆ = CDAˆ

b) Xét tam giác ABD và CDB ta có:

ABDˆ = CDBˆ (hai góc so le trong, AB // DC)

BD chung

ADBˆ = CBDˆ (hai góc so le trong, AD // BC)

=> ΔABD = ΔCDB (g.c.g)

Từ đó ta có: DABˆ=BCDˆ

c) Xét tam giác AOB và COD ta có:

OABˆ = OCDˆ (hai góc so le trong, AB // DC)

AB = CD (cmt)

OBAˆ = ODCˆ (hai góc so le trong, AB // DC)

=> ΔAOB = ΔCOD (g.c.g)

Từ đó ta có: OA = OC, OB = OD

Luyện tập 1: 

Cho tam giác ABC. Từ một điểm M tùy ý trên cạnh BC, kẻ đường thẳng song song với AB, cắt cạnh

AC tại N và kẻ đường thẳng song song với AC, cắt AB tại P. Gọi I là trung điểm của đoạn NP. Chứng minh rằng I

cũng là trung điểm của đoạn thẳng AM.

Lời giải

B

Xét tứ giác APMN có:

+ MN // AP (vì MN // AB)

+ MP // AN (vì MP // AC)

=> tứ giác APMN là hình bình hành.

Vậy hai đường chéo AM, NP cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Mà I là trung điểm của đoạn NP, nên I là trung điểm của đoạn thẳng AM.

Giải Toán 8 trang 60

Luyện tập 2: 

Cho hình bình hành ABCD (AB > BC). Tia phân giác của góc D cắt AB tại E và tia phân giác của góc B cắt CD tại F (H.3.32)

a) Chứng minh hai tam giác ADE và CBF là những tam giác cân, bằng nhau

b) Tứ giác DEBF là hình gì? Tại sao?

Lời giải

a) Ta có: ADEˆ = EDCˆ (DE là phân giác góc D)

AEDˆ = EDCˆ (so le trong)

Suy ra AEDˆ = ADEˆ⇒ tam giác ADE là tam giác cân

Tương tự, ta chứng minh được tam giác CBF là tam giác cân

b) Xét tam giác ADE và CBF ta có:

AD = CB

Aˆ=Bˆ

AE = CF

Suy ra ΔADE = ΔCBF (c.g.c) ⇒DE=BF (1)

Ta có: EDFˆ = CBFˆ, CBFˆ = CFBˆ
⇒ EDFˆ = CFBˆ.(hai góc này ở vị trí đồng vị ) => DE // BF (2)

Từ (1) và (2) suy ra BEBF là hình bình hành

Giải Toán 8 trang 61

Luyện tập 3: 

Cho hai điểm A, B phân biệt và điểm O không nằm trên đường thẳng AB. Gọi A', B' là các điểm sao cho O là trung

điểm của AA', BB'. Chứng minh rằng A'B' = AB và đường thẳng A'B' song song với đường thẳng AB.

Lời giải

Ta có hai điểm A, B phân biệt và điểm O không nằm trên đường thẳng AB.

 O là trung điểm của AA’, BB’ => O là trung điểm của hai đường chéo của tứ giác ABA’B’.

Do đó tứ giác ABA’B’ là hình bình hành.

Suy ra A’B’ = AB (định lí 1a) và A’B’ // AB (định nghĩa hình bình hành).

image ads