logo

Trình bày đặc điểm lao động sư phạm của người thầy giáo. Ý nghĩa sự định hướng rèn luyện nhân cách của bản thân

Câu hỏi: Trình bày đặc điểm lao động sư phạm của người thầy giáo. Ý nghĩa sự định hướng rèn luyện nhân cách của bản thân.

Trả lời:

* Vai trò của Thầy giáo

- Người thầy giáo có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp: ”đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài”.

- Thầy giáo là cầu nối giữa nền văn hóa dân tộc và nhân loại với sự tái xuất nền văn hóa ấy trong chính thế hệ trẻ.

- Hoạt động của thầy giáo gồm có: hoạt động dạy học và giáo dục, hoạt động tự hoàn thiện chuyên môn và nghiệp vụ, hoạt động xã hội.

* Lao động của người thầy giáo có những đặc điểm:

 Nghề làm việc trực tiếp với con người

- Đối tượng của lao động sư phạm chủ yếu: những người trẻ tuổi, những em học sinh đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách.

- Nghề dạy học là nghề có trách nhiệm cao nhất bởi lao động của nhà giáo có vai trò hình thành nhân cách của thế hệ trẻ.

- Nhà giáo phải có: hiểu biết về con người, tôn trọng con người và có khả năng tác động hình thành nhân cách con người tương lai với những phẩm chất và năng lực phù hợp.

- Người giáo viên cần quan tâm những điều sau khi làm việc với học sinh:

+ Phẩm giá của con người: học sinh là những người còn trẻ tuổi, các em cũng có quy luật phát triển riêng, có những phẩm giá như những người trưởng thành.

+ Thấu hiểu, đồng cảm học sinh: Người giáo giáo viên phải biết đặt mình vào vị trí của người học để hiểu và chia sẻ những băn khoăn, khuyết điểm, đồng thời động viên khuyến khích người học vượt qua những thất bại, khó khăn.

+ Nhận thức​sự khác biệt cá nhân​: Nhận thức sự khác biệt cá nhân là để chấp nhận sự đa dạng, khác biệt trong hành động, kết quả,... Công nhận sự khác biệt của mỗi học sinh giúp giáo viên chấp nhận sự khác biệt trong nhận thức, năng lực của học sinh, mức độ tác động của người dạy lên từng cá nhân người học.

+ Yếu tố môi trường sống: cũng ảnh hưởng đến động cơ, hứng thú học tập của học sinh. Khuyến khích động cơ và hứng thú học tập của học sinh là một nhiệm vụ phức tạp nhưng vô cùng quan trọng của giáo viên.

+ Giao tiếp và làm việc nhóm​: Giao tiếp sư phạm trong nhóm có ảnh hưởng quyết định đến kết quả học tập và hình thành nhân cách của học sinh.

Trình bày đặc điểm lao động sư phạm của người thầy giáo. Ý nghĩa sự định hướng rèn luyện nhân cách của bản thân

Nghề tái sản xuất sức lao động xã hội, đào tạo ra những con người có năng lực học tập suốt đời

- Nghề dạy học có ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn vì giáo dục tạo ra sức lao động mới trong từng con người. Đó là nghề tái sản xuất, mở rộng sức lao động xã hội.

- Giáo viên có nhiệm vụ cao cả​bồi dưỡng và ​phát hu​y năng lực ở mỗi học sinh của mình. Để làm việc đó, người học phải có kiến thức, có động lực học tập và có kỷ luật cao.

- Với yêu cầu, đòi hỏi của người học và của xã hội, người giáo viên tham gia trực tiếp vào tái sản xuất sức lao động xã hội nhưng với những thách thức mới là đào tạo ra những con người lao động có khả năng học tập suốt đời.

Nghề mà công cụ chủ yếu là năng lực và nhân cách của nhà giáo

- Sản phẩm hoạt động của người thầy giáo: tri thức, kỹ năng, kĩ xảo và các phẩm chất nhân cách được hình thành ở học sinh.

- Bằng năng lực và nhân cách của chính mình, người giáo viên đã giúp người học chuyển tải nền văn hóa xã hội vào bên trong những phẩm chất, năng lực thông qua hoạt động học tập của chính học sinh.

→ ​Công cụ lao động chủ yếu của người giáo viên là chính năng lực và ​nhân cách ​của họ.

Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp

- Lao động trí óc có 2 đặc điểm nổi bật:

+ Phải có một thời kì khởi động (như lấy đà trong thể thao), nghĩa là có một thời kì rèn luyện để cho lao động đi vào nề nếp, tạo hiệu quả.

+ Có “quán tính” của trí tuệ.

→ Công việc của người thầy giáo không đóng khung trong lớp học, trong một thời gian nhất định, mà ở khối lượng và chất lượng và tính sáng tạo của công việc. Công việc đòi hỏi tìm một luận chứng, cách giải một bài toán, xác định một biện pháp sư phạm cụ thể trong một hoàn cảnh sư phạm nhất định, nên đòi hỏi người thầy giáo phải tự trau dồi tri thức suốt đời. 

Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo

- Tính khoa học: Muốn dạy học và giáo dục có hiệu quả người giáo viên phải nắm được bộn môn khoa học mình phụ trách, nắm được quy luật phát triển tâm lí học sinh để hình thành nhân cách cho chúng theo mục tiêu của từng cấp học.

- Tính nghệ thuật: Công tác dạy học và giáo dục đòi hỏi giáo viên phải khéo léo trong ứng xử sư phạm, vận dụng các phương pháp dạy học và giáo dục. Tính nghệ thuật được thể hiện thông qua ​giao tiếp, qua sự ​tương tác hai chiều giữa hai chủ thể: người giáo viên với học sinh và ngược lại. Người giáo viên thông qua giao tiếp sư phạm tác động làm thay đổi nhận thức, kĩ năng, tư duy của học sinh, nhằm tạo ra cấu thành tâm lí mới; học sinh ở chiều ngược lại cũng tác động tới giáo viên qua thông tin phản hồi làm thay đổi nhận thức của giáo viên về đối tượng hoạt động của mình, qua đó có phương pháp sư phạm thích hợp.

- Tính sáng tạo: Mỗi học sinh là một nhân cách đang hình thành, khả năng phát triển đang bỏ ngỏ, sự phát triển đầy biến động, vì thế lao động của người giáo viên không cho phép dập khuôn, máy móc mà đòi hỏi phải có nội dung phong phú, cách thức tiến hành sáng tạo ở từng tình huống sư phạm. Hoạt động của người giáo viên được kích thích bởi động cơ tự thân, bởi những cuốn hút do tình huống sư phạm tạo ra; sự thấu hiểu qua những phát hiện và sự phát triển của học sinh là những động lực quan trọng nhất trong hoạt động của người giáo viên.

* Kết luận: 

Lao động sư phạm đòi hỏi người thầy giáo cần có những phẩm chất và năng lực đặc biệt. Đó là những yêu cầu khách quan đối với nhân cách của người thầy giáo. Mặt khác nó cũng yêu cầu xã hội phải xác định vị trí và dành cho người thầy giáo những ưu đãi nhất định xứng đáng.

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 30/06/2022