logo

Trình bày hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường? Cho ví dụ minh họa

Câu hỏi: Trình bày hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

* Khái niệm: ​

Tâm lý học đường là một chuyên ngành ​tâm lý ứng dụng nhằm thực hiện công tác phát hiện sớm ​phòng ngừa ​và can thiệp cho trẻ em, thanh thiếu niên trong các lĩnh vực nhận thức, học tập, hành vi, cảm xúc hoặc xã hội ở môi trường học đường, gia đình và cộng đồng; đồng thời tham gia nghiên cứu, xây dựng, phát triển và lượng giá các chương trình này.

* Hoạt động này có 3 cấp độ:

- Cấp độ 1: Các hoạt động dịch vụ phổ biến, tác động đến tất cả hoặc một số lượng lớn học sinh trong trường học. Các dịch vụ ở cấp độ này mang tính chất ​phòng ngừa và làm lành mạnh hóa môi trường trường học để giảm thiểu những vấn đề khó khăn học sinh có thể gặp phải. Nếu chuyên viên tâm lý, giáo viên và nhà trường làm tốt các hoạt động có tính chất phòng ngừa ở cấp độ này thì có thể giúp giảm bớt thách thức và khó khăn khi phải thực hiện những hoạt động hỗ trợ ở các cấp độ cao hơn.

Trình bày hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường? Cho ví dụ minh họa

- Cấp độ 2​: Cung cấp các ​dịch vụ phát hiện sớm. Ở cấp độ này, các dịch vụ hướng tới những học sinh mà các dịch vụ phổ biến có tính phòng ngừa đã không gây được ảnh hưởng một cách tích cực; các em này cần được can thiệp (tham vấn/trị liệu trực tiếp). Những học sinh này có thể có những khó khăn trong học tập như thành quả thấp, thiếu khả năng tập trung chú ý, thiếu động cơ học tập; hoặc có những vấn đề liên quan đến thái độ cư xử, hành vi không thích hợp.

- Cấp độ 3: ​Là cấp độ hoạt động ​hỗ trợ tâm lý chuyên sâu​. Dịch vụ ở cấp độ này tập trung vào những học sinh có nhu cầu và cần thiết phải có những can thiệp chuyên sâu. Nhóm này gồm những học sinh có các vấn đề khó khăn nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần hoặc có những hành vi quá mức như bắt nạt, tấn công, phá hoại người hoặc tài sản của nhà trường. Những học sinh này sẽ được hưởng các biện pháp can thiệp tại trường hoặc được chuyên viên tâm lý, giáo viên hoặc phụ huynh chuyển ra trị liệu ở các cơ sở lâm sàng ngoài trường trong những trường hợp cần thiết.

* Kết luận:

- Ứng dụng kiến thức của các lĩnh vực tâm lý học lâm sàng, tâm lý học phát triển, tâm lý học giáo dục... để giải quyết các vấn đề về hành vi và học tập của người học trong nhà trường là vai trò đã được thừa nhận của tâm lý học đường. Tuy nhiên, thực tế triển khai ứng dụng tâm lý học đường trong các nhà trường phổ thông hiện nay còn chưa đáp ứng hết các nhu cầu trợ giúp tâm lý cho học sinh. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là thiếu các thiết chế chuyên biệt cho công tác tâm lý học đường. Những thách thức này đồng thời là cơ hội để phát triển của tâm lý học đường trong các nhà trường phổ thông hiện nay.

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 30/06/2022