logo

Phân tích các nguyên tắc đạo đức trong hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường. Cho ví dụ minh họa

Câu hỏi: Phân tích các nguyên tắc đạo đức trong hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường. Cho ví dụ minh họa. 

Trả lời:

* Định nghĩa:

- Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.

- Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp là một bộ nguyên tắc ứng xử thể hiện các trách nhiệm của nhà tham vấn và nhà tâm lý đối với thân chủ và rộng lớn hơn là với cộng đồng và xã hội và với chính người hành nghề cũng như các đồng nghiệp và các thành viên hành nghề khác và với những người mà họ tương tác.

* Tại sao cần những nguyên tắc đạo đức trong hoạt động hỗ trợ tâm lý?

- Chức năng chủ yếu của người giáo viên là dạy học và giáo dục học sinh. Tuy nhiên, trong hoạt động học tập và tu dưỡng của mình, học sinh thường gặp những khó khăn mang tính chủ quan và khó khăn từ phía khách quan. Nhiều khó khăn em không tự vượt qua được. Khi đó, cần sự trợ giúp của giáo viên. Trong quá trình hỗ trợ đó, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn và khó tránh được sai lầm.

- Tất cả các chủ thể tham gia hỗ trợ tâm lý cho học sinh, đặc biệt là chuyên viên tâm lý học đường và giáo viên cần nắm vững các nguyên tắc đạo đức bởi hoạt động tâm lý học đường là thước đo quyết định xem hành vi tư vấn của các chủ thể có đúng, có tốt, có làm sai, có làm hại tới học sinh hay không. Nói cách khác, Đạo đức trong hoạt động tâm lý giúp tránh rủi ro ở mức cao nhất, không hỗ trợ được nhiều thì cũng gây hậu quả nặng nề hơn cho học sinh.

Phân tích các nguyên tắc đạo đức trong hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường. Cho ví dụ minh họa

* Một số nguyên tắc đạo đức

- Tôn trọng phẩm giá và quyền của học sinh.

+ Các chủ thể tham gia hỗ trợ tâm lý phải đảm bảo chỉ tôn trọng quyền tự chủ​và​quyền tự quyết của học sinh (của người đại diện), tôn​ trọng quyền riêng tư, tính bảo mật và cam kết hỗ trợ tâm lý đúng đắn, công bằng cho tất cả học sinh. Sự tôn trọng này cần được thể hiện cả trong lời nói và hành động.

VD: Một học sinh thường xuyên viết nhật ký trong lớp học, không chú ý nghe giảng. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp tham gia hỗ trợ tâm lý cho học sinh này, giáo viên luôn yêu cầu học sinh nộp nhật ký của mình để kiểm tra, điều này làm học sinh cảm thấy mình bị thiếu tôn trọng, không được đảm bảo quyền riêng tư. Từ đó mà nảy sinh mâu thuẫn giữa học sinh và giáo viên nói riêng, giữa học sinh và nhà trường nói chung, từ đó mà có những hậu quả không đáng có như: học sinh có tư tưởng lệch lạc, hành vi chống đối, không tôn trọng giáo viên…vv.

- Năng lực và hỗ trợ tâm lý học đường.

+ Các chủ thể phải hoạt động trong phạm vi năng lực của mình, sử dụng các kiến thức khoa học từ tâm lý học và giáo dục để giúp học sinh và gia đình các em. Khi thấy lúng túng, thiếu kiến thức và kỹ năng trong quá trình hỗ trợ tâm lý phải tránh hoặc dừng lại để tìm kiếm sự trợ giúp từ nguồn hỗ trợ, giới chuyên môn.

- Tôn trọng và trung thực trong mối quan hệ hỗ trợ tâm lý.

+ Để nuôi dưỡng và duy trì sự tin tưởng, các chủ thể tham gia hỗ trợ tâm lý phải trung thành với sự thật và tuân thủ những quy định về chuyên môn tâm lý học, giáo dục học.

+ Cần thẳng thắn về trình độ, năng lực và vai trò của mình; làm việc trong sự hợp tác đầy đủ với các đối tượng có liên quan để đáp ứng nhu cầu của học sinh và gia đình; tránh các mối quan hệ đa chiều làm giảm hiệu quả hỗ trợ tâm lý.

- Có trách nhiệm với gia đình, trường học và cộng đồng.

+ Tham gia các hoạt động thúc đẩy môi trường trường học, gia đình và cộng đồng lành mạnh; duy trì lòng tin của phụ huynh, học sinh vào nhà trường/giáo viên và cố vấn tâm lý học đường bằng cách​tôn trọng pháp luật và những hành vi khuyến khích các hành vi đạo đức phù hợp. Thúc đẩy sự tiến bộ về chuyên môn cho lĩnh vực hỗ trợ tâm lý bằng cách giám sát, hướng dẫn các chủ thể thực hành/các nhà thực hành ít kinh nghiệm hơn.

VD​: Một học sinh thường xuyên viết nhật ký trong lớp học, không chú ý nghe giảng. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp tham gia hỗ trợ tâm lý cho học sinh này, giáo viên luôn yêu cầu học sinh nộp nhật ký của mình để kiểm tra, điều này làm học sinh cảm thấy mình bị thiếu tôn trọng, không được đảm bảo quyền riêng tư. Từ đó mà nảy sinh mâu thuẫn giữa học sinh và giáo viên nói riêng, giữa học sinh và nhà trường nói chung, từ đó mà có những hậu quả không đáng có như: học sinh có tư tưởng lệch lạc, hành vi chống đối - không tôn trọng giáo viên vv.

Trong ví dụ này, giáo viên đã vi phạm các nguyên tắc đạo đức trong quá trình hỗ trợ tâm lý.

Yêu cầu kiểm tra nhật ký là thiếu tôn trọng học sinh và vi phạm pháp luật.

Yếu kém về chuyên môn nhưng vẫn tham gia hỗ trợ tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.

- Thiếu trách nhiệm với học sinh, do không tìm tòi phát triển chuyên môn, cứng nhắc trong việc xử lý tình huống.

* Kết luận:

- Chủ thể tham gia hỗ trợ tâm lý phải nhận thức tầm quan trọng của các nguyên tắc đạo đức từ đó có một thái độ tìm hiểu, tuân thủ chặt chẽ.

- Yêu thích, nhiệt tình với công việc. Hỗ trọ tâm lý dựa trên cơ sở thương yêu và luôn mong điều tốt đẹp nhất đối với học sinh.

- Linh động trong việc giải quyết vấn đề, tuy nhiên vẫn phải bám sát bộ quy tắc về đạo đức trong hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường.

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 30/06/2022