logo

Phân tích năng lực giao tiếp và ứng xử sư phạm của người thầy giáo. Lấy ví dụ minh họa

Câu hỏi: Phân tích năng lực giao tiếp và ứng xử sư phạm của người thầy giáo. Lấy ví dụ minh họa

Trả lời:

* Khái niệm:​

Năng lực giao tiếp sư phạm là năng lực​nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những biểu hiện tâm lý bên trong của học sinh và của bản thân giáo viên; đồng thời,​biết sử dụng hợp lí các phương tiện giao tiếp nhằm đạt được mục đích giáo dục.

* Biểu hiện:

- Kĩ năng định hướng giao tiếp: Dựa vào sự biểu lộ bên ngoài , phán đoán chính xác về nhân cách , mỗi quan hệ giữa giáo viên và học sinh

- Kĩ năng định vị: là sự đồng cảm giữa chủ thể và đối tượng, xác định vị trí trong giao tiếp, đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng, tạo điều kiện để đối tượng chủ động, thoải mái khi giao tiếp

- Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp: xác định được hứng thú nguyện vọng của đối phương, tìm ra đề tài giao tiếp thích hợp

- Ngoài ra, còn thể hiện trong sự tiếp xúc với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh, với các tổ chức xã hội khác.

Phân tích năng lực giao tiếp và ứng xử sư phạm của người thầy giáo. Lấy ví dụ minh họa

* Mục đích:

- Truyền đạt tri thức, kỹ năng kỹ xảo, hành vi xã hội cho học sinh.

- Giáo dục nhân cách cho học sinh phù hợp với xã hội

- Tạo khả năng thích ứng với xã hội cho học sinh.

* Ví dụ minh họa:

- Mẫu mực về trang phục, hành vi cử chỉ, hành vi ngôn ngữ nói phải thống nhất.

- Đánh giá, nhận xét học sinh khi làm bài, “tạm ứng niềm tin” để học sinh phấn đấu vươn lên 

- Quan tâm, tìm hiểu, nắm vững hoàn cảnh gia đình các em.

* Kết luận: 

Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên cần có nhân cách mẫu mực, tôn trọng, có thiện chí và đồng cảm, truyền đạt tri thức cho học sinh, với thiện chí của mình giáo viên đem hết tài năng, trí lực ra hướng dẫn học sinh, viên biết đặt vị trí mình vào vị trí học sinh trong quá trình giao tiếp sư phạm

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 30/06/2022