logo

Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh. Cho ví dụ minh họa

Câu hỏi: Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh. Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

* Khái niệm: 

Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh là năng ​năng lực biết dựa vào mục đích giáo dục, vào yêu cầu đào tạo, hình dung trước cần phải giáo dục cho từng học sinh những phẩm chất nhân cách nào và hướng hoạt động của mình để đạt được mục đích đó.

* Biểu hiện:

- Vừa có kĩ năng tiên đoán sự phát triển của những thuộc tính này hay khác của từng học sinh, vừa nắm được nguyên nhân sinh ra cũng như mức độ phát triển của những thuộc tính đó.

- Có sự sáng rõ về những biểu hiện nhân cách của những học sinh khác sẽ thu được trong tương lai dưới ảnh hưởng của những dự án phát triển nhân cách do mình xây dựng

- Hình dung được hiệu quả của các tác động giáo dục nhằm hình thành nhân cách theo dự án.

⇒ Nhờ có năng lực này mà công việc của giáo viên trở nên có kế hoạch, chủ động và sáng tạo hơn.

* Y​êu cầu:

- Óc tưởng tương sư phạm

- Tính lạc quan sư phạm

- Niềm tin vào sức mạnh giáo dục

- Óc quan sát sư phạm tinh tế

Ví dụ minh họa: Nhiều thầy cô hiện nay thường sử dụng rất đa dạng các tranh ảnh, thông điệp, các câu chuyện hay bộ phim, đĩa DVD bài hát ý nghĩa, mang tính nhân văn trong các hoạt động trong lớp học hay dự án cuối kỳ.

Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh. Cho ví dụ minh họa

* Kết luận

- Giáo viên cần phải có mục tiêu, phương hướng cho sự hình thành phát triển nhân cách học sinh đồng thời dẫn dắt, đôn đốc học sinh đi theo con đường đó, đặt trọng tâm vào việc giáo dục và phát triển nhân cách, các giá trị đạo đức cho trẻ.

- Ngôn ngữ sinh động, phù hợp với nội dung của bài giảng.

- Người giáo viên phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi về ngôn ngữ, phải am hiểu, về tri thức để truyền đạt có xúc cảm.

- Giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ của mình một cách chắt lọc, sâu sắc chứa đựng nhiều nội dung và có sức tác động lớn đến học sinh.

- Tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh mà vận dụng năng lực ngôn ngữ của mình một cách phù hợp.

- Người giáo viên cần am hiểu về kiến thức, biết kết hợp đan xen giữa năng lực ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong bài giảng của mình tùy thuộc vào từng bài giảng khác nhau ngôn ngữ sinh động, phù hợp với nội dung của bài giảng.

Liên hệ thực tế bản thân: ​Là một sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội và là một giáo viên trong tương lai theo em nghĩ năng lực ngôn ngữ trong hoạt động sư phạm của người thầy giáo là vô cùng quan trọng và cần thiết để cho chúng ta thực hiện được chức năng dạy học và giáo dục của mình trong tương lai và góp phần không nhỏ trong quyết định thành công của nghề dạy học. Vì vậy, chúng ta mỗi sinh viên sư phạm cần cố gắng trau dồi năng lực ngôn ngữ của mình thật tốt ngay từ bây giờ .

* Ví dụ minh họa

Trong một lớp học, việc giáo viên dùng cử chỉ, điệu bộ và đặc biệt là lời nói của mình khơi gợi cho học sinh sự chú ý và tự mình tư duy về bài học, tìm hiểu về bài học và đưa ra ý kiến của mình góp phần giúp học sinh dễ dàng hiểu bài hơn và giờ học đó thêm phần thú vị hơn là chỉ nói ra toàn bộ để học sinh tiếp thu một cách thụ động .

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 30/06/2022