logo

Theo quan điểm duy vật biện chứng sự phát triển tâm lý cá nhân trải qua những giai đoạn nào? Phân tích đặc trưng cơ bản của một giai đoạn

Câu hỏi: Theo quan điểm duy vật biện chứng sự phát triển tâm lý cá nhân trải qua những giai đoạn nào? Phân tích đặc trưng cơ bản của một giai đoạn phát triển tâm lý cá nhân. Việc hiểu biết các giai đoạn phát triển có ý nghĩa gì đối với công tác giáo dục?

Trả lời:

 * Giải thích khái niệm

- Khái niệm ​cá nhân​: Là một con người cụ thể, sống trong một xã hội nhất định, có đời sống hoạt động, giao tiếp và thế giới tâm lý riêng, hoạt động trong một xã hội nhất định.

- Khái niệm sự phát triển tâm lý cá nhân: Là một quá trình biến đổi về chất lượng tâm lý.

* Các giai đoạn của sự phát triển tâm lý

- Theo J. Piaget: Căn cứ vào cấu trúc nhận thức và trí tuệ cá nhân

+ Giai đoạn 1: Giai đoạn cấu trúc nhận thức tự giác - động (từ 0 - 2 tuổi) => Sử dụng cảm giác và vận động để thăm dò môi trường.

+ Giai đoạn 2: Tiền thao tác (từ 2 - 7 tuổi) => Sử dụng biểu trưng để diễn tả và hiểu về môi trường.

+ Giai đoạn 3: Thao tác cụ thể (từ 7 - 11 tuổi) => Sử dụng các thao tác nhận thức cụ thể.

+ Giai đoạn 4: Thao tác hình thức (từ 11 tuổi trở đi) => Suy nghĩ đã mang tính trừu tượng và hệ thống.

- Theo E. Erikson: Dựa vào khía cạnh văn hoá và xã hội

+ Giai đoạn 1: Tin tưởng hoặc là nghi ngờ (từ 0 - 1 tuổi) => Học cách tin tưởng để thoả mãn nhu cầu cơ bản

+ Giai đoạn 2: Tự lập hoặc là xấu hổ và nghi ngờ bản thân (từ 1 - 3 tuổi) => Học cách tự lập.

+ Giai đoạn 3: Tự khởi xướng hoặc mặc cảm thiếu khả năng (từ 3 - 6 tuổi) => Cố gắng đảm nhận những trách nhiệm quá khả năng.

+ Giai đoạn 4: Tài năng hoặc thiếu tự tin, cảm giác thất bại (từ 6 - 12 tuổi) => Làm chủ được những kỹ năng lý luận và xã hội quan trọng.

+ Giai đoạn 5: Khẳng định chính mình hoặc mơ hồ về vai trò của bản thân (từ 12 - 20 tuổi) => Thiết lập được những đặc tính xã hội và nghề nghiệp cơ bản của mình.

+ Giai đoạn 6: Nhu cầu về đời sống riêng tư, tự lập hoặc cô lập, cảm giác cô đơn, phủ nhận nhu cầu gần gũi (từ 20 - 40 tuổi)

=> Hình thành tình bạn bền chặt và đạt tới một ý thức về tình bạn và tình yêu.

+ Giai đoạn 7: Trí tuệ sáng tạo hoặc sự buông thả, thiếu định hướng tương lai (từ 40 - 65 tuổi) => Đáp ứng những tiêu chuẩn văn hoá xã hội.

+ Giai đoạn 8: Sự toàn vẹn của cái tôi hoặc sự tuyệt vọng, cảm giác về sự vô nghĩa, thất vọng => Dựa vào kinh nghiệm sống và kinh nghiệm xã hội để nhìn lại cuộc đời mình.

- Theo quan điểm hoạt động và tương tác cá nhân

+ Ấu nhi (từ 0 - 3 tuổi): Mẹ, người lớn, thế giới đồ vật.

+ Mẫu giáo (từ 3 - 6 tuổi): Quan hệ xã hội và thế giới đồ vật, hoạt động chủ đạo là chơi.

+ Nhi đồng (từ 6 - 11 tuổi): Học tập là hoạt động chủ đạo.

+ Thiếu niên (từ 11 - 15 tuổi): Tri thức khoa học và thế giới bạn bè.

+ Thanh niên (từ 15 - 25 tuổi): Tri thức khoa học - nghề nghiệp, quan hệ xã hội, hoạt động học tập - nghề nghiệp.

+ Trưởng thành (từ 25 - 60 tuổi): Nghề nghiệp và quan hệ xã hội.

+ Tuổi già ( > 60 tuổi): Quan hệ xã hội là chủ đạo.

Theo quan điểm duy vật biện chứng sự phát triển tâm lý cá nhân trải qua những giai đoạn nào? Phân tích đặc trưng cơ bản của một giai đoạn

* Đặc trưng cơ bản của một giai đoạn phát triển tâm lý

- Mỗi giai đoạn phát triển tương ứng với một hoạt động chủ đạo của cá nhân.

- Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi các cấu trúc tâm lý mới mà ở các giai đoạn trước đó chưa có.

- Trong mỗi giai đoạn phát triển đều có thời điểm rất nhạy cảm, thời điểm thuận lợi nhất để cá nhân hình thành và phát triển các cấu trúc tâm lý điển hình của giai đoạn đó.

- Ở thời điểm chuyển tiếp giữa hai giai đoạn lứa tuổi sẽ thường xuyên xuất hiện các cuộc khủng hoảng.

* Ý nghĩa đối với công tác giáo dục

- Giúp xác định rõ tâm sinh lý học sinh ở từng cấp học từ đó sử dụng những phương pháp thích hợp vào công tác giáo dục, can thiệp kịp thời vào những cuộc khủng hoảng.

- Xác định rõ đối tượng và quan điểm hoạt động của học sinh.

* Kết luận

- Giáo viên phải xác định được tâm lý học sinh ở từng lứa tuổi khác nhau.

- Giáo viên phải biết phát huy hoạt động chủ đạo của học sinh trong giai đoạn đấy.

- Giáo viên phải giúp đỡ học sinh vượt qua khủng hoảng.

- Giáo viên phải nắm bắt được thời điểm thuận lợi để giúp học sinh phát triển hoàn thiện tâm lý giai đoạn đó.

icon-date
Xuất bản : 29/06/2022 - Cập nhật : 29/06/2022