logo

Trình bày đặc điểm của hoạt động. Từ đó rút ra những ứng dụng cần thiết trong hoạt động thực tiễn

Câu hỏi: Trình bày đặc điểm của hoạt động. Từ đó rút ra những ứng dụng cần thiết trong hoạt động thực tiễn.

Trả lời:

* Đặc điểm của hoạt động:

- Tính đối tượng: Đối tượng của hoạt động là tất cả những yếu tố trách nhiệm xã hội mà con người hướng đến nhằm nhận thức cải tạo. Đối tượng của hoạt động là cái mà con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh - đó chính là động cơ.

- Tính chủ thể: hoạt động do con người hoặc nhóm người tiến hành một cách chủ động, tích cực, tự giác trong quá trình tác động vào khách thể.

- Tính mục đích: là làm biến đổi thế giới và biến đổi bản thân, nó gắn liền với tính đối tượng và bị chế ước bởi nội dung xã hội, phụ thuộc vào nhận thức và sự phát triển nhân cách của cá nhân.

- Tính gián tiếp: con người sử dụng công cụ lao động, ngôn ngữ, hình ảnh, tâm lý trong đầu tác động vào khách thể trong quá trình hoạt động của bản thân.

* Ứng dụng:

a. Động cơ học tập:

Các yếu tố của hoạt động học được hình thành trong chính hoạt động học .Nói đến hình thành hoạt động học, trước hết phải nói đến sự hình thành động cơ học tập. Hoạt động học với chủ thể là sinh viên, còn đối tượng của nó là những tri thức khoa học, với mục tiêu cuối cùng là hình thành nhân cách cho người học. Sinh viên khi tiến hành hoạt động học, chiếm lĩnh tri thức thì tri thức dần dần thúc đẩy tiếp tục quá trình học tập. Động cơ của hoạt động học tập ở sinh viên được hiện thân ở những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà giáo dục ở nhà trường mang lại. Đặc biệt, đối với sinh viên, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ hoàn thiện tri thức và động cơ quan hệ xã hội. Thuộc về loại động cơ hoàn thiện tri thức ở đây là lòng ham mê, khát khao mở rộng tri thức, say mê với những môn học... 

Trình bày đặc điểm của hoạt động. Từ đó rút ra những ứng dụng cần thiết trong hoạt động thực tiễn

Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này, không chứa những mâu thuẫn bên trong và nó đòi hỏi phải có những nỗ lực ý chí để đạt được nguyện vọng chứ không phải hướng vào đấu tranh với chính bản thân mình. Động cơ quan hệ xã hội đó là sự thưởng phạt hoặc đe dọa, những áp lực gia đình, nhà trường, công việc, danh vọng hoặc mong đợi sự hạnh phúc… ở mức độ nào đó đối với sinh viên, động cơ này mang tính cưỡng bách, và có lúc xuất hiện như một vật cản cần khắc phục để vượt qua đạt được mục đích của mình. Xét về mặt lý luận, mỗi hoạt động được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định. 

Hoạt động học hướng đến là những tri thức khoa học, thì chính nó ( tức là đối tượng của hoạt động học)trở thành động cơ của hoạt động ấy. Động cơ hoàn thiện tri thức là động cơ chính của hoạt động học tập. Khi động cơ hoàn thiện tri thức được đáp ứng thì đồng nghĩa với nó là động cơ quan hệ xã hội cũng được thỏa mãn. Cả hai loại động cơ này đều xuất hiện trong quá trình học tập và trong từng hoàn cảnh cụ thể, tùy điều kiện của sinh viên mà động cơ này hay động cơ kia trở nên chiếm ưu thế.

b​. Mục đích học tập:

Mục đích được hiểu là cái mà hành động đang diễn ra hướng tới. Với sinh viên, động cơ thúc đẩy học tập và tiến hành dưới các hoạt động học. Mục đích của hoạt động học sinh viên hướng tới là các khái niệm, giá trị, chuẩn mực… trong từng ngành khoa học cụ thể. Mục đích hình thành bắt đầu từ các dạng biểu tượng, dần tổ chức hiện thực hóa trên thực tế. Đặc trưng trong học tập của học sinh, sinh viên là ở chỗ: khác với lao động, học tập không làm thay đổi đối tượng tác động mà thay đổi chính bản thân mình. Sinh viên học tập để tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách người chuyên gia tương lai.

c. Điều kiện học tập:

Điều kiện đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động học tập. Nếu không có các điều kiện học tập bên ngoài như tài liệu, dụng cụ học tập, sự giảng giải của thầy cô… và sự vận động của chính bản thân người học thì sinh viên khó có thể tự mình tiến hành các hoạt động tái tạo tri thức. Và kể cả đủ các điều kiện ấy thì sau khi ra trường hoạt động học tập của sinh viên vẫn được tiếp tục dưới hình thức này hay hình thức khác.

icon-date
Xuất bản : 29/06/2022 - Cập nhật : 29/06/2022