logo

Thế nào là sự phát triển tâm lý cá nhân? Việc hiểu biết bản chất của sự phát triển tâm lý cá nhân có ý nghĩa gì?

Câu hỏi: Thế nào là sự phát triển tâm lý cá nhân? Việc hiểu biết bản chất của sự phát triển tâm lý cá nhân có ý nghĩa gì trong giáo dục?

Trả lời:

* Sự phát triển tâm lý cá nhân:

- Cá nhân là một con người cụ thể, sống trong một xã hội nhất định; có đời sống hoạt động giao tiếp và thế giới tâm lý riêng.

- Cá nhân khác với cá thể. Cá thể là một phân tử đại diện cho một loài.

- Sự phát triển tâm lý là quá trình biến đổi về chất của các quá trình, các chức năng, các cơ chế tâm lý, nhằm tạo ra những cấu trúc tâm lý mới.

- Sự phát triển tâm lý của cá nhân là quá trình chủ thể của hoạt động tích cực tạo ra nhân cách độc đáo của chính mình.

- Bên cạnh các yếu tố sinh học, môi trường và giáo dục, tính chủ thể (tính tích cực hoạt động và giao tiếp của cá nhân) nổi lên như một trong các yếu tố quyết định sự phát triển nhân cách của chính mình.

- Những quan điểm sai lầm về sự phát triển tâm lý cá nhân:

+ Thuyết tiền định: Sự phát triển tâm lý là do các tiềm năng sinh vật gây ra và con người có tiềm năng đó ngay từ khi ra đời. Mọi đặc điểm tâm lý chung và có tính chất cá thể đều có sẵn trong cấu trúc sinh học. Sự phát triển chỉ là quá trình trưởng thành, chín muồi của các thuộc tính có sẵn, được quyết định bằng con đường di truyền này.

 T​huyết duy cảm: sự phát triển tâm lý cá nhân chỉ bằng sự tác động của môi trường xung quanh. Theo họ, môi trường là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi cá nhân.

Ví dụ: “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”; “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

+ T​huyết hội tụ hai yếu tố: Tính tới tác động của hai yếu môi trường và di truyền. Sự phát triển tâm lý là sự chín muồi của những năng lực, những nét tính cách, sở thích... một số người có đề cập tới ảnh hưởng của môi trường với tốc độ chín muồi của năng lực và nét tính cách.

Thế nào là sự phát triển tâm lý cá nhân? Việc hiểu biết bản chất của sự phát triển tâm lý cá nhân có ý nghĩa gì?

- Quan điểm duy vật biện chứng:

+ Khái niệm phát triển: Sự phát triển là quá trình biến đổi của sự vật từ thấp đến cao,từ đơn giản đến phức tạp. Đó là một quá trình tích lũy dần về số lượng, dẫn đến sự thay đổi về chất lượng, là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái cũ do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng.

+ Khái niệm Phát triển tâm lý cá nhân: là sự lĩnh hội những tinh hoa văn hóa xã hội của loài người dưới sự hướng dẫn của người lớn thông qua hoạt động của bản thân làm cho tâm lý của cá nhân được hình thành và phát triển. Trong đó:

++ Sự tích lũy về lượng: Quá trình lĩnh hội kinh nghiệm của loài người, Quá trình hình thành và phát triển các hệ

thống chức năng của não và cơ thể.

++ Sự thay đổi về chất: Sự hình thành các hoạt động trí tuệ - phát triển trí tuệ.

* Kết luận:

- Phát triển tâm lý là kết quả hoạt động của chính cá nhân với những đối tượng do loài người tạo ra.

- Sự phát triển tâm lý cá nhân đầy biến động và diễn ra cực kì nhanh chóng.

- Sự phát triển tâm lý cá nhân dựa trên cơ sở vật chất riêng.

- Trong quá trình phát triển tâm lý cá nhân không chỉ quan tâm tới các yếu tố hoạt động, tương tác xã hội, yếu tố môi trường mà còn phải quan tâm tới sự phát triển thể chất của cá nhân.

* Việc hiểu biết bản chất của sự phát triển tâm lý cá nhân có ý nghĩa trong công tác giáo dục:

- Giúp cho thầy cô có thể hiểu được tâm lý của từng học sinh trong mọi lứa tuổi khác nhau (mầm non, THCS, THPT…). Từ đó tạo ra mối quan hệ hòa hợp hơn giữa thầy và trò.

- Trong quá trình giảng dạy cần tổ chức các hoạt động vừa rèn luyện kĩ năng, thể chất vừa nắm được kiến thức để chuẩn bị tâm lý thích thú cho học sinh.

- Giúp giáo viên nhận biết được tâm lý của học sinh hôm nay như thế nào, để chuẩn bị bài giảng và các phương pháp dạy cho học sinh tiếp thu một cách tốt nhất.

- Nhà trường cần thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh để học sinh giao lưu, đúc kết kinh nghiệm cho bản thân mình.

=>​ Kết luận: Việc hiểu bản chất sự phát triển tâm lys cá nhân trong giáo dục rất quan trọng, đặc biệt là những giai đoạn chuyển cấp của học sinh vì lúc này tâm lý của học sinh từng cấp bậc là khác nhau. Vì vậy, ta cần hiểu rõ tâm lý của học sinh để tạo ra một môi trường học tập và làm việc phù hợp với từng lứa tuổi

icon-date
Xuất bản : 29/06/2022 - Cập nhật : 29/06/2022