logo

Phân tích đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS. Rút ra những kết luận cần thiết trong công tác giáo dục lứa tuổi này.

Câu hỏi: Phân tích đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS. Rút ra những kết luận cần thiết trong công tác giáo dục lứa tuổi này.

Trả lời:

* Khái niệm:

- Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học. Nghĩa là việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời thường mà học phải tiến đến những tri thức khoa học, những tri thức có tính chọn lựa cao, đã được khái quát hoá, hệ thống hoá.

- Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động học. Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách học, phương pháp học, nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân hoạt động học.

- Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh. Giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý của người học trong lứa tuổi này.

* Phân tích đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS.

- Lứa tuổi thiếu niên bao gồm những học sinh THCS có độ tuổi 11, 12 đến tuổi 14, 15 là giai đoạn có nhiều biến đổi mạnh “ tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”…là tuổi bản lề.

- Về mặt tâm lý đây là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ đến tuổi trưởng thành. Đặc điểm chung lứa tuổi này “vừa trẻ con, vừa có tính người lớn”, có khuynh hướng muốn trở thành người lớn.

- Xét về điều kiện phát triển tâm lý, ở lứa tuổi này có sự biến đổi mạnh về thể chất nhưng không đồng đều như:

Trọng lượng cơ thể tăng nhanh, hệ cơ – xương phát triển không cân đối, hệ tim mạch phát triển nhanh làm rối loạn hô hấp, tuần hoàn, hoạt động nội tiết gây rối loạn thần kinh; hệ thần kinh chưa có khả năng chịu đựng kích thích mạnh.

Phân tích đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS. Rút ra những kết luận cần thiết trong công tác giáo dục lứa tuổi này.

- Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh có các đặc điểm:

+ Quan tâm nhiều đến phương pháp học tập hiệu quả

+ Động cơ học là tìm hiểu một cách hệ thống tri thức khoa học và áp dụng chúng vào giải quyết nhiệm vụ thực tiễn.

VD: Học sinh chỉ tự học khi có bài tập, nhiệm vụ được giao.

+ Cuối THCS xuất hiện động cơ học tập liên quan để dự định nghề nghiệp và tự ý thức.

+ Có sự phân hóa thái độ với các môn học, có môn “thích”, môn “không thích”, có môn “cần”, có môn “không cần”... Thái độ khác nhau đối với các môn học của học sinh THCS phụ thuộc vào hứng thú, sở thích của các em, vào nội dung học và phương pháp giảng dạy của giáo viên.

+ Tính chất và hình thức hoạt động học thay đổi: thường hứng thú với những hình thức học tập đa dạng, phong phú, (những giờ thảo luận, thực hành, thí nghiệm,...)

+ Học sinh THCS ít phụ thuộc vào giáo viên hơn so với học sinh tiểu học.

* Rút ra kết luận:

- Nhà trường và gia đình nên gần gũi, chia sẻ với học sinh, tránh để các em thu nhận những thông tin ngoài luồng, tránh tình trạng phân hoá thái độ đối với môn học, học lệch để các em có được sự hiểu biết toàn diện, phong phú.

- Cần giúp học sinh THCS hiểu được các khái niệm đạo đức một cách chính xác, khắc phục những quan điểm không đúng ở các em.

- Nhà trường cần tổ chức những hoạt động tập thể lành mạnh, phong phú để học sinh THCS được tham gia và có được những kinh nghiệm đạo đức đúng đắn, hiểu rõ các chuẩn mực đạo đức và thực hiện nghiêm túc theo các chuẩn mực đó để các em có được sự phát triển nhân cách toàn diện.

- Người lớn (cha mẹ, thầy cô giáo) cần tôn trọng tính tự lập của học sinh THCS và hướng dẫn, giúp đỡ để các em xây dựng được mối quan hệ đúng mực, tích cực với người lớn và mối quan hệ trong sáng, lành mạnh với bạn bè.

- Có thể thành lập phòng tâm lý học đường trong trường hoặc cụm trường (theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục) để học sinh THCS được sự trợ giúp thường xuyên về tâm lý và những vấn để khó khăn của lứa tuổi.

- Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học, phải gắn với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học. Trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó.

- Phải giúp đỡ các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp. Giáo viên cần giúp đỡ các đối tượng học sinh (phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi).

- Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh, biểu dương khen thưởng kịp thời

- Giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.

- Phối hợp với gia đình để quản lý hoạt động học ở nhà của học sinh.

icon-date
Xuất bản : 29/06/2022 - Cập nhật : 29/06/2022