logo

Phân tích sự phát triển tự ý thức của học sinh THCS. Hiểu biết trên có ý nghĩa gì?

Câu hỏi: Phân tích sự phát triển tự ý thức của học sinh THCS. Hiểu biết trên có ý nghĩa gì?

Trả lời:

* ​Sự phát triển tự ý thức của học sinh THCS

- Sự hình thành tự ý thức là một trong những đặc điểm đặc trưng trong sự phát triển nhân cách của thiếu niên:

+ Tự ý thức được hình thành từ trước tuổi thiếu niên vì thiếu niên đã được học tập và tham gia các hoạt động, tích lũy kinh nghiệm, điều này tạo tiền đề cho cho sự phát triển tự ý thức của thiếu niên.

+ Xuất hiện nhu cầu quan tâm đến nội tâm của mình, nhu cầu tự đánh giá, so sánh mình với người khác.

→ GV nên thúc đẩy 1 cách hợp lý để các em có thể tích cực rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng, nên tôn trọng HS để các em tự lập hơn.

- ​Nội dung tự ý thức của thiếu niên:

+ Thiếu niên bắt đầu phân tích có chủ định những đặc điểm về trạng thái, những phẩm chất tâm lý, về tính cách của mình, về thế giới tinh thần nói chung.

+ Cố gắng bắt chước người lớn về mọi phương diện.

+ Khao khát tình bạn mang động cơ mới để tự khẳng định, tìm chỗ đứng trong nhóm bạn, muốn đc bạn bè yêu mến.

+ Quan tâm nhiều đến mối quan hệ người – người (đặc biệt là quan hệ nam – nữ), đến việc thể nghiệm những rung cảm mới.

Phân tích sự phát triển tự ý thức của học sinh THCS. Hiểu biết trên có ý nghĩa gì?

- ​Mức độ tự ý thức của thiếu niên:

+ Thường bắt đầu từ nhận thức được hành vi của mình → những nhận thức các phẩm chất đạo đức, tính cách và năng lực của mình → những phẩm chất thể hiện thái độ với người khác: tình thương, tình bạn, vị tha,… → thể hiện thái độ với bản thân: khiêm tốn, thành thật,… → những phẩm chất phức tạp, thể hiện nhiều mối quan hệ nhiều mặt của nhân cách.

- Khả năng đánh giá và tự đánh giá của thiếu niên phát triển mạnh:

+ Có nhu cầu và xu thế độc lập đánh giá bản thân, nhưng do khả năng chưa tương xứng với nhu cầu đó nên gặp mâu thuẫn giữa mức độ kỳ vọng của các em với thái độ của những người xung quanh.

- Về cách thức đánh giá:

+ Dựa vào đánh giá của những người có uy tín, gần gũi với các em, sau đó hình thành khuynh hướng độc lập phân tích và đánh giá bản thân.

+ Thường có xu hướng cao hơn hiện thực, trong khi người lớn lại đánh giá thấp năng lực của thiếu niên.

+ Khả năng đánh giá người khác cũng phát triển mạnh, nhạy cảm trong quan sát, đánh giá người xung quanh, đánh giá người khác đúng đắn hơn đánh giá bản thân.

+ Hạn chế: Nhận thức và đánh giá được các hình mẫu nhân cách trong xã hội nhưng chưa biết rèn luyện để được như vậy. Có thái độ mạnh mẽ dứt khoát thẳng thắn nhưng chưa biết phân tích mặt phức tạp trong xã hội.

→ GV cần khơi dậy những mặt mạnh, hạn chế những điểm yếu, tôn trọng học sinh và thúc đẩy các em hướng tới những tấm gương tốt.

- Thái độ với nghề nghiệp tương lai là một biểu hiện mới trong sự phát triển tự ý thức:

+ Đặc biệt là các em lớp 9, bắt đầu lo lắng suy nghĩ đến nghề nghiệp một cách đặc biệt.

+ Thiếu niên có những thay đổi tích cực, điều này cũng giúp tự ý thức của thiếu niên phát triển, có trách nhiệm hơn, tích cực hơn trong mọi mặt.

- Sự tự giáo dục:

+ Khi chưa hài lòng với bản thân, những yêu cầu đã đặt ra → xuất hiện sự tự giáo dục.

+ Nó tác động thiếu niên khiến các em tác động bản thân, thúc đẩy thiếu niên bước vào một giai đoạn mới.

→ GV cần khuyến khích và hướng dẫn tự giáo dục cho thiếu niên để có những hiệu quả nhất định.

icon-date
Xuất bản : 29/06/2022 - Cập nhật : 29/06/2022