logo

Thể chế hóa những giá trị cốt lõi vào chương trình hành động của nhà trường, lớp học trong xây dựng VHNT gồm những nội dung nào sau đây

Câu hỏi: Thể chế hóa những giá trị cốt lõi vào chương trình hành động của nhà trường, lớp học trong xây dựng VHNT gồm những nội dung nào sau đây:

A. Xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường  

B. Xây dựng phong cách dạy học và phong cách làm việc của GV  

C. Xây dựng phong cách dạy học

D. Xây dựng văn hoá ứng xử  

E. Xây dựng văn hóa giảng dạy và học tập

F. Xây dựng văn hóa học tập

G. Xây dựng và phát triển văn hóa cảnh quan trong nhà trường

H. Xây dựng khẩu hiệu, phương châm làm việc, trang phục của nhà trường

Trả lời:

Đáp án đúng: 

A. Xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường  

B. Xây dựng phong cách dạy học và phong cách làm việc của GV  

D. Xây dựng văn hoá ứng xử  

Thể chế hóa những giá trị cốt lõi vào chương trình hành động của nhà trường, lớp học trong xây dựng VHNT gồm những nội dung nào sau đây: Xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường, xây dựng phong cách dạy học và phong cách làm việc của GV và xây dựng văn hoá ứng xử 

* Giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng VHNT 

- Nâng cao nhận thức về xây dựng VHNT

Trước hết cần nâng cao nhận thức của đội ngũ thày cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, phụ huynh và toàn xã hội trong việc kiến tạo môi trường học tập, giáo dục lành mạnh, nhân văn, tiến bộ. Từ đó định hướng hành vi, cách ứng xử của các lực lượng sư phạm với học sinh theo định hướng “lấy người học làm trung tâm” với chủ trương “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Thực tế cho thấy, với mỗi nhà trường, nếu các lực lượng sư phạm có nhận thức tốt về THHP, chất lượng giáo dục và thương hiệu của nhà trường được lan tỏa trong cộng đồng và được xã hội ghi nhận.

Để nâng cao nhận thức cho các lực lượng sư phạm có liên quan trong việc tạo lập các giá trị của VHNT hướng tới THHP, các cấp, ngành có liên quan cần đẩy mạnh truyền thông thông điệp về THHP tới mọi đối tượng, tập trung trước hết ở giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Thông qua các hoạt động tọa đàm, hội thảo, triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn, như: “Dạy tốt - Học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thày cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”. Từ trong mỗi hoạt động cụ thể này, các giá trị văn hóa của một THHP được ghi nhận và phát huy, gây ảnh hưởng lớn đến nhận thức của mỗi cá nhân có liên quan.

- Quan tâm xây dựng các giá trị VHNT 

Tiêu chí đầu tiên mà mỗi cơ sở giáo dục phải tạo ra là sự an toàn cho người học, tức là người học được sống, học tập trong môi trường lành mạnh, đậm tính nhân văn, dân chủ. Nhà trường cần phối hợp tốt với chính quyền, công an địa phương để kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi những hành vi phản văn hóa từ bên ngoài tấn công, xâm nhập vào nhà trường. Điều đặc biệt quan trọng với mỗi cơ sở giáo dục là phải tạo được sự an nhiên trong tâm hồn mỗi người học bằng những tri thức, kỹ năng sống mà thày cô cung cấp, chia sẻ. Những bài học từ sách vở, từ kinh nghiệm sống của thày cô sẽ tạo sức đề kháng, là lá chắn vững chắc để người học tự tin, chủ động trong ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra theo hướng an toàn, phù hợp.

Thực hành dân chủ trong trường học là một biện pháp quan trọng cần được triển khai thực hiện ở mỗi cơ sở giáo dục. Mục đích là làm cho người dạy, người học đều ý thức rõ về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với những người xung quanh, với cơ quan, tổ chức. Thực hành dân chủ học đường rộng rãi và thực chất là cơ sở để phát huy tinh thần chủ động, tích cực tranh luận, trao đổi của người học, ghi nhận những ý tưởng độc đáo, mới lạ, tôn trọng sự khác biệt trong văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán. Khi con người được tôn trọng, được đối xử bình đẳng với những sáng kiến cá nhân được lắng nghe sẽ là động lực lớn để người học vươn lên khẳng định mình và sẽ có nhiều cống hiến cho xã hội.

- Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường để điều chỉnh hành vi

Mục tiêu chung của giải pháp này là tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Biện pháp này góp phần tạo lập các chuẩn mực về đạo đức và ứng xử của cán bộ, nhà giáo khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ với đồng nghiệp, với học sinh, với phụ huynh học sinh và trong quan hệ xã hội. Đây cũng là căn cứ để nhà trường xử lý trách nhiệm khi cán bộ, viên chức vi phạm các chuẩn mực đạo đức và xử sự trong thực hiện nhiệm vụ, trong các mối quan hệ công tác, đồng thời là căn cứ để đánh giá, xếp loại và giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, viên chức.

>>> Tham khảo: 

Trắc nghiệm: Module 6 tiểu học có đáp án

Trắc nghiệm: Sản phẩm cuối khóa Module 6 tiểu học có đáp án

icon-date
Xuất bản : 04/10/2022 - Cập nhật : 04/10/2022