logo

Soạn bài: Tổng quan văn học Việt Nam (siêu ngắn)


Soạn bài: Tổng quan văn học Việt Nam (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Tổng quan văn học Việt Nam- TopLoigiai


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 

Vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam. Xem ở phần soạn văn chi tiết

Câu 2

Về quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam ta có thể chia ra theo các thời kỳ. Cụ thể là qua ba thời kỳ lớn. Qua mỗi thời kỳ văn học có sự biến đổi và phát triển. Ta biết rằng xã hội thế nào thì văn học thế đó. Bởi vậy, gắn với mỗi thời kỳ phát triển của văn học cũng là sự phát triển của xã hội xét trên các phương diện cụ thể bao gồm văn hóa, chính trị, xã hội…

*Thời kỳ 1: Nền Văn học trung đại (Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)

- Về quá trình hình thành: Hình thành trong bối cảnh văn hóa, văn học đang trên đà phát triển kết hợp cùng sự giao lưu văn hóa với các vùng trong khu vực

- Về nội dung:

+ Nền văn học đặc tả văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tả đúng và tả thực về Việt Nam bao gồm cả vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp tài hoa của Việt Nam

+ Văn học thời kỳ này gắn liền với lịch sử là công cuộc đấu tranh xây dựng đất nước, văn học gắn với cuộc sống, đi liền cùng sự đấu tranh và vươn lên của nhân dân lao độn => Văn học có tác động đến nhận thức làm thay đổi suy nghĩ, hành động của con người.

-Về bản chất: Chịu ảnh hưởng của hệ thống thi pháp văn học trung đại bao gồm: Nho Giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Đặc biệt chịu sự ảnh hưởng và tác động từ nền văn học Trung Hoa.

- Các thành tựu nổi bật:

+ Văn học chữ Hán có nhiều tác phẩm mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc:

VD: Nam quốc sơn hà, thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát

       Văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn”

+Văn học chữ Nôm có nhiều thành tựu lớn, các tác phẩm dễ dàng đến với nhân dân lao động:

VD: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm (bản dịch của Đoàn Thị Điểm), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn Phái)...

*Thời kỳ 2: Văn học hiện đại Việt Nam

- Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Là thời điểm nền văn học Việt Nam từng bước thay đổi bắt đầu  chuyển mình, có nhiều những đổi mới.

- Giai đoạn 2: Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. Giai đoạn này nền văn học bước đầu khẳng định được vị trí của mình, ổn định hơn, có định hướng rõ ràng, cụ thể.

- Về nội dung:

+ Văn học Việt Nam phát triển gắn kết chặt chẽ cùng với xã hội thời kỳ bấy giờ. Cụ thể là văn học từng bước phát triển có nội dung hơn, có đội ngũ sáng tác chất lượng hơn, có nền tảng kinh nghiệm, có định hướng và tập trung đi theo đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nền văn học bắt đầu có sự thống nhất trong tư tưởng, nội dung không còn bị o ép, gò bó mà phong phú, sinh động hơn và đặc biệt các tác giả tập trung cái nhìn hướng đến đời sống của quần chúng nhân dân lao động.

+ Nội dung được khai thác chủ yếu của văn học thời kỳ này là tập trung phản ánh sự nghiệp đấu tranh cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước. Nhắc nhiều và bàn nhiều đến quá trình đi lên CNXH cũng như sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đồng thời hướng khai thác rộng hơn, sắc bén hơn, đi sâu vào nội tâm với những tâm tư, tình cảm của con người đặc biệt là những vấn đề mới mẻ của thời đại.

- Đối tượng được lựa chọn chủ yếu để bước vào những tác phẩm văn học là công, nông bình, quần chúng nhân dân lao động và tầng lớp trí thức.

- Điểm đặc biệt đáng chú ý văn học thời kỳ này khiến nó có tên gọi là “văn học hiện đại” bởi từ đây manh nha có sự xuất hiện của những dòng văn học mới là ba dòng văn học với xu hướng văn học lãng mạn, hiện thực, văn học cách mạng. Có thể coi đây là bước ngoặt, sự tiến bộ và chuyển mình mạnh mẽ trong nền văn học với những dòng văn học mới. Cụ thể như Tản Đà (lãng mạn), Phạm Duy Tốn (hiện thực), Phan Bội Châu (cách mạng).

→ Nổi bật nhất làm nên dấu ấn trong văn học thời kỳ này không thể không kể đến văn học yêu nước và văn học cách mạng. Đây là thời điểm nó phát triển mạnh mẽ với nhiều những tác phẩm lớn, đặc biệt gắn liền với từng bước phát triển đi lên rũ bùn đứng dậy sáng lòa cũng như công cuộc đấu tranh bền bỉ giải phóng dân tộc.

Câu 3 

Con người Việt Nam trong văn học được thể hiện một cách chân thực, rõ nét, muôn hình muôn vẻ. Đồng thời, văn học Việt Nam đã khắc họa chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người đặt trong tương quan với nhiều mối quan hệ phong phú, đa dạng. Ta có thể xét về mối quan hệ giữa con người với các yếu tố cụ thể như sau:

+ Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên: Tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên là một nội dung phổ biến trong văn học. Điều này thể hiện cụ thể qua những hình tượng thiên nhiên gắn liền với đời sống, qua tình yêu đất nước con người, qua tình cảm lứa đôi…

VD:

→ Thể hiện qua những câu ca dao, dân ca như "Dù ai đi ngược về xuôi,

                                                                    Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Hay

                                                                              Đôi ta như lửa mới nhen,

                                                                    Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

 

+ Mối quan hệ quốc gia, dân tộc: tinh thần yêu nước

Phản ánh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc, quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Thể hiện qua giọng điệu đầy niềm tự hào dân tộc, mang ý chí quyết chiến vì Tổ Quốc và tinh thần đấu tranh bền bỉ, sẵn sàng hy sinh. Có ý thức trong giành chủ quyền quốc gia, dân tộc. Nêu cao tinh thần, ý chí chiến đấu, khát vọng độc lập, tự do

→ Ý thức về chủ quyền quốc gia trong Nam quốc sơn hà:

                Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

                Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

                Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

                Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

→ Ngợi ca tinh thần đoàn kết, những phẩm chất kiên cường, gan góc, gắn bó… truyền thống một lòng phấn đấu đi lên của dân tộc trong tác phẩm Tre Việt Nam

+ Mối quan hệ xã hội

→ Con người tố cáo, lên án các thế lực đã chèn ép, áp bức nhân dân bày tỏ lòng cảm thông, xót xa trước những số phận bất hạnh, với những người dân bị áp bức trong xã hội phong kiến. Thể hiện ước mơ về sự công bằng, dân chủ, văn minh

VD:  Truyện Kiều, truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa…


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học này, học sinh có được cái nhìn, cách đánh giá tổng quát nhất về các bộ phận của văn học Việt Nam cũng như quá trình phát triển của từng bộ phận văn học. Từ đó, cung cấp những kiến thức cơ bản nhất nhằm phục vụ quá trình tìm kiếm tri thức từ đó nghiên cứu để thấy và hiểu được giá trị cũng như những  ý nghĩa to lớn của văn học với cuộc sống. Có cái nhìn chính xác hơn,  cụ thể hơn, rõ ràng hơn về văn học qua những góc nhìn sâu rộng, chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam. Tóm lại, văn học là nhân học, học văn học là học làm người để tự bồi dưỡng nhân cách, trau dồi tri thức, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và trau dồi tiếng mẹ đẻ.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác