logo

Soạn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (siêu ngắn)


Soạn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Khái quát văn học dân gian Việt Nam- TopLoigiai


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 19 sgk Văn 10 Tập 1):

Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian có thể chia ra ba đặc trưng cơ bản. Cụ thể như sau:

a. Tính truyền miệng: 

Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, truyền từ đời này sang đời khác

Tính lưu truyền có thể tạo ra nhiều bản khác nhau của một tác phẩm gọi là dị bản

b. Tính tập thể:

Là tác phẩm được sáng tác bằng sự lao động của tập thể

Là tài sản chung của tập thể nên mỗi cá nhân đều có thể sửa chữa, bổ sung theo quan điểm cá nhân

c. Tính thực hành: 

  • Văn học mang tính thực tế cao, có tính ứng dụng trực tiếp trong sinh hoạt hàng ngày

Câu 2 (trang 19 sgk Văn 10 Tập 1):

Thể loại

Định nghĩa

Các tác phẩm tiêu biểu

Thần thoại

Là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới nhằm lý giải các hiện tượng tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người

-Sơn Tinh- Thủy Tinh

-Hòn vọng phu

-Truyền thuyết các vua Hùng

Sử thi

Dùng để chỉ những tác phẩm tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật chính  là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó.

-Đẻ đất đẻ nước

-Đăm săn

Truyền thuyết

Là các tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử có xu hướng lý tưởng hóa. Đặc điểm chung của chúng thể hiện thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử.

-Thánh Gióng

-Lạc Long Quân- Âu cơ

Truyện cổ tích

Được truyền miệng trong dân gian để kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật và sự kiện khác nhau,  thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ước mơ của nhân dân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, sự công bằng đối với sự bất công.

-Ăn khế trả vàng

- Tấm cám

Truyện ngụ ngôn

Là truyện kể có tính chất đối nhân thế sự, dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật của loài vật, con vật hay kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu của con người.

-Ếch ngồi đáy giếng

- Đẽo cày giữa đường

 

Truyện cười

Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, nói về những điều trái khoáy trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán.

-Lợn cưới áo mới

-Trạng Quỳnh

Tục ngữ

 Thể loại văn học dân gian đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

-Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa

-Đói cho sạch, rách cho thơm

Câu đố

Là thể loại văn học dân gian phản ánh sự vật hiện tượng theo lối nói chệch. Khi sáng tạo câu đố, người ta tìm đặc trưng và chức năng của từng vật cá biệt và sau đó phản ánh thông qua sự so sánh, hình tượng hóa.

 

Ca dao

Được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.

-Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

-Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi?

Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi

 

 

Là tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, lối kể mộc mạc, nói về các sự kiện mang tính thời sự.

- Nghe vẻ nghe ve!

Nghe vè lân ấp!

Sáu Nịch ăn cắp,

Tư Mách thấp lùn.

-Nghe vẻ nghe ve,

Nghe vè chim chóc.

Hay moi hay móc,

Vốn thiệt con dơi.

Thấy nắng thì phơi,

Là con diệt mốc.

 

Truyện thơ

Là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ánh số phận, khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi, sự công bằng trong xã hội.

-Tống Trân Cúc Hoa

- Bích Câu kỳ ngộ

Chèo

 

Là tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng nhằm ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu.

-Quan âm Thị Kính

Câu 3 (trang 19 sgk Văn 10 Tập 1):

Văn học dân gian gồm ba nội dung cơ bản:

      + Văn học dân gian có giá trị trên nhiều lĩnh vực, nhiều mặt trong cuộc sống. Đầu tiên, là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc, mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Đồng thời cung cấp tri thức về nhiều mặt khác nhau như lịch sử, xã hội, tự nhiên…

      + Văn học dân gian có giá trị giáo dục đặc biệt. Là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách, gieo hạt giống tâm hồn sâu sắc về đạo lí làm người. Văn học dân gian giáo dục tinh thần nhân đạo, biết yêu thương con người, biết xót xa cho những số phận bất hạnh, biết đấu tranh vì hòa bình dân tộc, chống lại những áp bức bất công… Ngoài ra còn đem đến những bài học lớn từ đó giúp hoàn thiện phẩm chất và đức hanh.

      + Văn học dân gian có giá trị về mặt nghệ thuật. Đó là giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.  Văn học dân gian  là cái nôi cho các nền văn học khác phát triển, là nơi lưu truyền, lưu giữ những giá trị truyền thống của dân tộc.


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học này, học sinh nắm bắt được toàn bộ  kiến thức về văn học dân gian Việt Nam bao gồm:

      + Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

      + Các thể loại của văn học dân gian

      + Các nội dung cơ bản của văn học dân gian

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác