logo

Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (siêu ngắn)


Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự- TopLoigiai


I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Câu 1 (trang 73 sgk Văn 10 Tập 1):

- Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người đọc, người nghe hình dung các sự vật, hiện tượng, con người một cách sinh động, rõ nét, chân thực.

- Biểu cảm là bộc lộ tình cảm, cảm xúc chủ quan của bản thân trước sự vật, sự việc, con người trong đời sống.

Câu 2 (trang 73 sgk Văn 10 Tập 1):

-Miêu tả trong văn bản tự sự và miêu tả trong văn bản miêu tả:

* Giống nhau: Đều dùng biện pháp miêu tả để sự vật, sự việc, hiện tượng hiện ra một cách chân thực, sinh động

* Khác:

+Trong văn bản tự sự, miêu tả chỉ là yếu tố phụ, bổ sung cho yếu tố chính là tự sự. Có chức năng tạo tính hấp dẫn, thu hút cho câu chuyện.

+ Trong văn bản miêu tả, đây là yếu tố chính, có vai trò nòng cốt quyết định chất lượng của bài viết

- Biểu cảm trong văn bản tự sự và biểu cảm trong văn bản biểu cảm:

*Giống: Đều mang yếu tố cảm xúc, bộc lộ tư tưởng, tình cảm của người viết

* Khác:

+Biểu cảm trong văn bản tự sự là yếu tố phụ, bổ sung, thể hiện cảm xúc, tăng sự hấp dẫn cho tác phẩm.

+ Biểu cảm trong văn bản biểu cảm là yếu tố chính. Đây là phương thức chính của văn bản.

Câu 3 (trang 73 sgk Văn 10 Tập 1):

Để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, phải xét xem:

- Yếu tố miêu tả có tác làm sự vật, sự việc, con người được nói đến trở nên dễ hình dung, sinh động, rõ nét hơn trong văn bản tự sự hay không.

- Yếu tố biểu cảm ấy có thể hiện trọn vẹn được tư tưởng, tình cảm, nhận xét, đánh giá của người viết muốn truyền tài về đối tượng được nói đến hay không.

Câu 4 (trang 73 sgk Văn 10 Tập 1):

- Đoạn trích này là một trích đoạn tự sự, có cốt truyện, có nội dung và nhân vật cụ thể. Nó kể về cuộc gặp gỡ, trò chuyện của một người con trai và một người con gái.

- Tuy nhiên đoạn trích lại sử dụng nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm đan xen:

+ Miêu tả: suối reo rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ, cành xây đang vươn dài và cỏ non đang mọc, mặt đầm lấp lánh, vì sao rực rỡ,…

+ Biểu cảm: Đẹp quá kìa; Chưa bao giờ tôi thấy nhiều sao như thế này; như có một cái gì mát rượi và mịn màng tựa nhè nhẹ xuống vai tôi, đáy lòng hơi xao xuyến, tôi tưởng đâu một trong những ngôi sao kia, ngôi sao thanh tú nhất, ngời sáng nhất lạc mất đường đi đã đậu xuống vai tôi mà thiêm thiếp ngủ,…

- Những yếu tố miêu tả và biểu cảm này khiến cho câu chuyện không đơn điệu tẻ nhạt. Trong câu chuyện ấy, ta có thể thấy được cả một bầu trời đêm đầy sao đẹp đẽ như mộng, ta còn cảm nhận được những rung động tinh tế, đầy xúc cảm trong lòng chàng trai.


II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

Câu 1 (trang 75 sgk Văn 10 Tập 1):

a. Liên tưởng: từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.

b. Quan sát: xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng.

c. Tưởng tượng: tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt, hoặc còn chưa hề gặp.

Câu 2 (trang 75 sgk Văn 10 Tập 1):

- Không thể cho rằng để làm tốt việc miêu tả, người làm cần cần và chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà không cần liên tưởng, tưởng tượng.

- Nếu chỉ quan sát đối tượng, không có miêu tả tưởng tượng, bài viết sẽ trở nên khô khan, thiếu sức sống.

- Ở ví dụ I.4, nhờ trí tưởng tượng phong phú của người viết mà cả một bầu trời đêm đầy sao, đẹp đẽ như chốn thần tiên được gợi ra, cảm xúc cũng lan tỏa hơn, gây nhiều ấn tượng lạ hơn: tưởng đâu cành cây đang vươn dài và cỏ non đang mọc, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ, nom nàng như chú mục đồng của nhà trời,…

Câu 3 (trang 75 sgk Văn 10 Tập 1):

- Ý kiến không chính xác: d. Từ (và chỉ từ) bên trong trái tim người kể?

- Vì cảm xúc, rung động trong bài viết phải xuất phát từ sự kết hợp, hòa quyện giữa yếu tố khách quan (sự vật, sự việc bên ngoài) và yếu tố chủ quan (kinh nghiệm, hồi ức. sự quan sát của người viết)

- Ví dụ mục I.4: so sánh "nàng nhự chú mục đồng của nhà trời", để có được hình ảnh so sánh này, tác giả phải quan sát từ dáng vẻ xinh đẹp của cô gái đang ngồi cạnh mình, đồng thời kết hợp với trí tưởng tượng và tâm hồn lãng mạn của chính tác giả.


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 76 sgk Văn 10 Tập 1):

a. Đoạn trích "Ai nấy, già cũng như trẻ,…trang tuyệt thế giai nhân đó nạp mình cho lửa" trích "Ra-ma buộc tội " (trang 59 SGK)

- Yếu tố miêu tả: trang tuyệt thế giai nhân ⇒ thể hiện được vẻ đẹp của nàng Xi-ta, vẻ đẹp sáng ngời trong mọi hoàn cảnh.

- Yếu tố biểu cảm: đau lòng đứt ruột ⇒ thể hiện sự đau lòng đến tột độ cũng như lòng yêu mến của mọi người trước vẻ đẹp, phẩm chất của nàng.

b.
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm: Nếu ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây…trải trên những ngọn núi kia mà thôi
⇒ Khiến người đọc tưởng tượng một cách rõ ràng, sinh động hơn màu vàng bất tận của lá mùa thu phủ kín đầy mặt đất trong khu rừng, vẻ đẹp của thiên nhiên trở nên đầy sức sống, diệu kì hơn.

Câu 2 (trang 76 sgk Văn 10 Tập 1):

Mở bài: Giới thiệu vấn đề (giới thiệu chuyến đi, chuyến tham quan du lịch,…)

- Chuyến đi diễn ra vào thời gian nào, đích đến là đâu, những người cùng đồng hành là ai,…?

Thân bài:

- Trong chuyến đi ấy em đã được học tập, thủ sức với những gì, điều đó cho em trải nghiệm như thế nào?

(Ví dụ: Khung cảnh, con người, những lễ hội, trò chơi,…)

(Phần này vận dụng tập trung các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự là yếu tố bổ sung)

- Chuyến đi đã để lại trong em những xúc cảm gì?

(Ví dụ: Háo hức, hồi hộp, hứng thú, đáng nhớ,…)

(Phần này vận dụng tập trung yếu tố biểu cảm, yếu tố miêu tả là yếu tố bổ sung)

Kết bài: Kết thúc vấn đề ( Nếu ý nghĩa, bài học sau chuyến đi của em và mọi người,…)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác