logo

Soạn bài: Lập dàn ý bài văn tự sự (siêu ngắn)


Soạn bài: Lập dàn ý bài văn tự sự (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Lập dàn ý bài văn tự sự- TopLoigiai


I) Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện

Câu 1 ( trang 45 sgk Văn 10 tập 1)

Nhà văn Nguyên Ngọc kể lại quá trình chuẩn bị sáng tác tác phẩm " Rừng xà nu" cụ thể gồm:

• Ý tưởng: hình thành từ một sự kiện có thật là khởi nghĩa của anh Đề

• Cốt truyện: đặt cốt truyện xoay quanh câu chuyện về rừng xà nu và hành động của các nhân vật; mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh rừng xà nu

• Nhân vật: gồm có Dít, Mai, cụ Mết

• Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ấn tượng, sử dụng kết cấu điệp vòng tròn để mở đầu và kết thúc câu chuyện đều là hình ảnh rừng xà nu và chi tiết truyện đặc sắc.

Câu 2 (trang 45 sgk Văn 10 tập 1)

Xét về các yếu tố để viết một bài văn tự sự đạt đúng, đủ yêu cầu và có tính hấp dẫn thì người viết phải đảm bảo yếu tố quan trọng nhất là có cốt truyện. Thứ hai, cần huy động ý tưởng, xây dựng nhân vật và đặt họ trong các mối quan hệ nhất định nhằm phát triển bài. Ngoài ra, sắp xếp nhân vật chính hay các sự kiện, tình huống một cách logic, hợp lý. Lưu ý: bài viết sẽ gây ấn tượng và có sức hút nếu có lối hành văn trong sáng, mượt mà.


II) Lập dàn ý

Câu 1 (trang 45 sgk Văn 10 tập 1)

Dàn ý cụ thể như sau:

MB: Dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện
Đêm đó, Chị Dậu rời khỏi nhà Nghị Quế, chạy hớt ha hớt hải về phía làng mình. Tới nhà, trong đêm khuya, chị gặp lại ba người hàng xóm cũ trước kia đã hỏ làng. Thì ra, họ đã rời làng đi theo con đường mới, tìm và đến với Cách mạng để bây giờ họ quay lại giúp đỡ nhân dân.

TB: Những chi tiết, sự việc chính trong câu chuyện

- Những người cán bộ Việt Minh đã giảng giải cho vợ chồng chị Dậu. Nhờ đó, vợ chồng chị giác ngộ Cách mạng và luôn ngầm giúp đỡ các cán bộ.

- Chị Dậu chính là người phụ nữ đã tìm thấy ánh sáng cách mạng, hiểu và vận động được nhiều bà con giác ngộ Cách mạng. Khi cuộc chiến nổ ra, một lần nữa, không ai khác, chính chị là người quyết đoán, mạnh mẽ và dũng cảm dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền, phá kho thóc Nhật chia cho dân.

KB: Khái quát lại vấn đề một lần nữa

Chị Dậu đón con trở về. Chị đã giác ngộ Cách mạng một cách rõ rệt, trở thành cán bộ Cách mạng, thành ngọn cờ dẫn đầu cho bà con. Tất cả đều vui mừng và hạnh phúc, họ náo nức đón ngày độc lập.

Câu 2 (trang 46 sgk Văn 10 tập 1)

-Để lập dàn ý cho bài văn tự sự, cần tìm đề tài và lên ý tưởng từ đó hình thành cốt truyện. Người viết cần tưởng tượng, sáng tạo các chi tiết để gắn kết, sự việc này dẫn đến sự việc kia sao cho logic nhất.

- Dàn ý gồm 3 phần:

• Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện

• Thân bài: Diễn biến chính của câu chuyện theo trình tự các sự việc, hành động xảy ra

Kết bài: Kết thúc câu chuyện( bằng việc nêu cảm nghĩ bản thân hoặc là nêu ra kết thúc câu chuyện)


III) Luyện tập

Câu 1 (trang 45 sgk Văn 10 tập 1)

Dàn ý:

MB: Dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện

-> Nêu được nội dung chính: cốt truyện là gì, câu chuyện xảy ra như thế nào, thời gian, địa điểm...?

-> Nêu, gọi tên các nhân vật xuất hiện trong câu chuyện. Có thể nếu cụ thể hơn như: những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính trong câu chuyện? Các nhân vật có tính cách thế nào, có vai trò gì...?

TB: Diễn biến chính của câu chuyện

-> Bắt đầu kể lại sự việc sai lầm đó theo trình tự phù hợp nhất. Để dễ dàng triển khai ta nên lựa chọn theo hai hướng là trình tự thời gian hoặc không gian

( sai lầm gì? Tại sao nó xảy ra? Xảy ra như thế nào?)

-> Quá trình đấu tranh nội tâm để chiến thắng bản thân của bạn học sinh diễn ra thế nào ( nhận ra sai lầm như thế nào? -> dần dần suy nghĩ, nhận thức được hành vi của mình và hối hận-> nhận sai, sửa sai và xin lỗi -> đưa ra lời hứa, cam kết...)

KB: Kết thúc câu chuyện

- Bạn nhận ra sai lầm và cố gắng khắc phúc bằng cách làm việc tốt, vận động các bạn cùng làm việc tốt với mình, là tấm gương cho các bạn

- Câu chuyện và hành động trên là bài học với chính bản thân người viết. Để lại bài học với mỗi chúng ta trong cuộc sống. ( đưa là lời khuyên chúng ta nên làm gì/ không nên làm gì...)

Câu 2( trang 46 sgk Văn 10 tập 1)

Dàn ý:

MB: Dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện

-> Nêu nội dung chính của câu chuyện: đôi bạn cùng tiến giúp nhau vượt khó

-> Nêu các nhân vật và vai trò của họ trong câu chuyện (nhân vật có những hành động gì, vai trò thế nào trong toàn bộ diễn biến câu chuyện...)

TB: Diễn biến chính của câu chuyện

-> Kể , giới thiệu hoàn cảnh khó khăn của hai bạn. Trong quá trình kể nên tóm tắt ngắn gọn về hoàn cảnh để người đọc nắm được thông tin cụ thể, chi tiết. Lưu ý không nên viết quá dàm trải, thiếu trọng tâm.

-> Kể lại quá trình hai bạn đã động viên, giúp đỡ và hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn như thế nào. Mục tiêu của phần này là thuật lại toàn bộ diễn biến, tiến trình câu chuyện qua các sự kiện, hành động đã xảy ra. Từ đó tạo mạch văn cho câu chuyện tiếp diễn và dòng chảy cho cảm xúc của người đọc

KB: Kết thúc câu chuyện

-> Kết quả hai bạn cùng nhau đạt được gì. Kết quả ấy khích lệ mỗi cá nhân như thế nào. Nó để lại dấu ấn thế nào, để lại bài học gì cho chúng ta?

->  Hành động của nhân vật là tấm gương cho mỗi cá nhân noi theo và học tập-> bài học cho bản thân.( mỗi chúng ta ít nhiều sẽ học được những bài học từ câu chuyện này ; câu chuyện để lại cho bạn những ý nghĩa gì?)


CỦNG CỐ BÀI HỌC

Qua bài học, học sinh có được những kiến thức cơ bản về lập dàn ý bài văn tự sự:

- Khái niệm: Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu những nội dung chính cho câu chuyện của mình

- Dàn ý chung của một bài văn tự sự ta có thể triển khai như sau:

• Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,…).

• Thân bài: kể lại những sự việc, sự kiện, hành động chi tiết đã diễn ra theo diễn biến câu chuyện. Các chi tiết cần chọn lọc những chi tiết chính, ngắn gọn, súc tích.

• Kết bài: kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ, đánh giá, của mình nhân vật, hoặc ấn tượng của mình về một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).

- Lưu ý: Khi lập dàn ý cho bài văn tự sự, yếu tố quan trọng là cần có nội dung, xác định được nhân vật trong câu chuyện, có khả năng sắp xếp các sự kiện diễn ra theo một tiến trình nhất định sao cho hợp lý và logic.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác