logo

Soạn bài: Tấm Cám (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Tấm Cám siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 10 siêu ngắn sẽ giúp các bạn chuẩn bị bài trước khi đến lớp và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất

Soạn văn 10 siêu ngắn: Tấm Cám- TopLoigiai


Bố cục:

+ P1 (từ đầu đến "như lời Bụt dặn"): Cuộc đời vất vả và số phận bất hạnh của Tấm trước khi trở thành hoàng hậu.

+ P2 (tiếp theo đến "mẹ con Cám"): Con đường đi tìm, giành hạnh phúc của Tấm. Cô được Bụt giúp đỡ, có cơ hội đi dự hội và trở thành hoàng hậu.

+ P3 (còn lại): Cuộc đấu tranh không khoan nhượng của Tấm để chống lại sự hãm hại từ mẹ con Cám và giành lại hạnh phúc.


Tóm tắt: Tấm Cám

Tấm Cám là câu chuyện xoay quanh những mâu thuẫn giữa gia đình và xã hội. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ.Cha mất, Tấm ở cùng với dì ghẻ và Cám. Tấm chăm chỉ, hiền lành, xinh đẹp lại nết na, trái lại, Cám  lười biếng, ích kỷ, gian tham. Trong một cuộc đua, Cám đã lừa lấy hết tôm tép mà Tấm bắt được để tranh yếm đào. Sau đó hàng loạt sự kiện liên tiếp xảy ra: mẹ con Cám âm mưu giết chết cá bống, gây rắc rối không cho Tấm đi dự hội, năm lần bảy lượt hãm hại Tấm khi nàng đã vào cung… Thế nhưng, mỗi lần gặp khó khăn Tấm đều được Bụt giúp đỡ. Khi đã là vợ nhà vua, mẹ con Cám ganh ghét, ba lần bảy lượt hại chết Tấm, Tấm hóa thân lần lượt thành động vật, đồ vật đến thực vật; đầu tiên là hóa thành chim vàng anh, tiếp là cây xoan đào đến khung cửi rồi cuối cùng hóa thành quả thị. Kết quả, sau nhiều gian nan, thử thách, sau những cạm bẫy của kẻ xấu Tấm cũng giữ được tinh thân quyết liệt để giành lấy hạnh phúc xứng đáng vốn thuộc về mình, còn mẹ con Cám phải chịu trừng phạt.


Đọc - Hiểu


Câu 1 

- Xung đột truyện xảy ra giữa hai mối quan hệ là: dì ghẻ- con chồng ( Tấm- mẹ Cám) và giữa chị em cùng cha khác mẹ (Tấm- Cám).
- Các mâu thuẫn có thể chỉ ra như:

• Tấm bị mẹ con cám bóc lột sức lao động, phải làm việc quần quật >< Cám lười biếng, được nuông chiều hết mực

• Tấm chăm chỉ mò cua bắt tép >< Cám mưu mô lừa trút hết tôm tép

• Tấm ngây thơ, nghe lời >< Mẹ con Cám âm mưu bắt và giết cá bống

• Mẹ con cám đi trẩy hội, trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt,gây khó khăn khômg cho Tấm đi hội => Những mâu thuẫn gia đình

• Tấm hiếu thảo trèo hái cau cúng cha >< mẹ con Cám độc ác Dùng dao chặt thân cây cau khiến Tấm ngã chết.

• Cái chết và sự hóa thân của Tấm lần lượt từ chim vàng anh → cây xoan đào → khung cửi → cây → quả thị

=> Mâu thuẫn xã hội. Cụ thể là mâu thuẫn giai cấp khiến mẹ con Cám hết lần này đến lần khác hãm hại Tấm.

=> Từ những mâu thuẫn sẽ hình thành hai tuyến nhân vật là nhân vật phản diện và nhân vật như Tấm.


Câu 2 

- Tấm trải qua bốn lần hồi sinh như là sự luân hồi chuyển thế và lần lượt hóa thân theo thứ tự như sau:  đầu tiên, sau khi chết tấm hóa thành chim vàng anh → chim vàng anh bị giết tấm hóa thành cây xoan đào → cây xoan bị chặt, tấm biến mình trong khung cửi → cuối cùng là quả thị. Mỗi lần biến hóa cũng là một lần Tấm trở lại để đòi hạnh phúc. Ban đầu chỉ là những trở lại trong những con vật nhỏ bé dần dần trở thành những đồ vật với sự mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và chủ động hơn.

- Quá trình hóa thân và quay trở lại ẩn mình trong những con vật, đồ vật sau mỗi lần bị hãm hại của Tấm thể hiện sự phát triển rò ràng trong ý thức đấu tranh của nhân vật. Cụ thể hơn, đó là khao khát, là sự quyết tâm mạnh mẽ để giành lại và giữ lấy hạnh phúc thuộc về mình, đồng thời ta cũng thấy trong sự phản kháng, đấu tranh quyết liệt và hết mình của Tấm còn thể hiện tinh thần đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện chống cái ác. Điều đó cũng nói lên mong muốn, khát vọng của nhân dân về công bằng xã hội, gửi niềm tin của nhân dân, của những người thấp cổ bé họng trong xã hội về sự tồn tại của công lý, về lẽ phải trong cuộc sống rằng người tốt sẽ được báo đáp, kẻ xấu phải bị trừng trị.

- Quá trình biến hóa của Tấm còn thể hiện quan niệm, triết lý nhân sinh về tâm linh của nhân dân ta về kiếp sau của con người. Cái chết không phải sự kết thúc, đó là khép lại cánh cửa để mở ra một hành trình mới. Sau khi chết đi, chúng ta không hoàn toàn biến mất, chỉ là chuyển hóa từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác hay còn gọi là sự luân hồi chuyển kiếp, hết kiếp mày đến kiếp sau.


Câu 3 

- Hành động trả thù của Tấm gây ra nhiều tranh cãi với nhiều ý kiến khác nhau: là tàn độc, nhẫn tâm, hay là hành động tấm buộc phải làm .... Tuy nhiên ta có thể đánh giá khách quan hơn

+ Thứ nhất, Tấm chỉ là một nhân vật cổ tích do tác giả sáng tạo ra, là một kiểu nhân vật chức năng, mọi thái độ, tính cách, hành động đều là sự chi phối chủ quan.

+ Thứ hai, đặt trong hoàn cảnh thời đại, đặt trong bối cảnh câu chuyện, đặt trong hoàn cảnh với những gì Tấm phải trải qua thì hành động trả thù là tất yếu. Do đó, sự trà thù là phù hợp với diễn biến logic câu chuyện.

+Thứ ba, Tấm đại diện cho sự phán xét của nhân dân, cho cái nhìn của mọi người trước những với xấu xa, ích kỷ còn tồn tại trong xã hội. Vì vậy, hành động của Tấm còn thể hiện khát vọng về công bằng, về luật nhân quả, làm điều xấu ắt sẽ phải gánh hậu quả.


Câu 4 

Xét về mặt bản chất của vấn đề, mâu thuẫn là không thể tránh khỏi, nó xảy ra khi phát sinh những mất cân bằng trong lợi ích. Có thể thấy những mâu thuẫn của câu chuyện chủ yếu xoay quanh xung đột trong gia đình và xã hội. Cụ thể:

+ Mâu thuẫn gia đình:  Tấm và mẹ Cám là mâu thuẫn dì ghẻ- con chồng, mau thuẫn phổ biến trong xã hội mà còn gọi là khác máu tanh lòng; mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn lợi ích giữa hai người cùng cha khác mẹ. Các mâu thuẫn trong gia đình xuất phát từ sự đố kỵ, ghen ghét, ganh đua về mặt lợi ích

+ Mâu thuẫn xã hội:   thiện >< ác; tốt >< xấu, thật >< giả. Tấm là đại diện của những người có sắc, có tình, có nghĩa và có tinh thần đấu tranh vì lẽ phải bằng tất cả sự ngay thẳng. Mẹ con Cám là điển hình của những kẻ độc ác, tàn nhẫn, dối trá.

+ Mâu thuẫn giai cấp: người áp bức >< người bị áp bức


Luyện tập

- Yếu tố thần kì mang đặc trưng của truyện cổ tích:

• Sự xuất hiện và giúp đỡ của Bụt đối với Tấm

• Sự hóa thân của Tấm sau mỗi lần bị hãm hại

- Truyện thể hiện ước mơ cháy bỏng và khát vọng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người, về sự chiến thắng của cái thiện lương. Cuộc đấu tranh cùng sự phản kháng mạnh mẽ của Tấm để giành lấy hạnh phúc cũng là cuộc đấu tranh bền bỉ của nhân dân lao động. Tấm là đại diện cho lương thiện ngược lại, mẹ con Cám là đại diện cho cái ác, cái xấu trong xã hội.


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua truyện cổ tích Tấm Cám, học sinh nhận ra được những bài học về triết lý nhân sinh: cái thiện sẽ được bảo vệ và chiến thắng cái ác, cái thiện luôn bền bỉ, sẵn sàng trỗi dậy và đấu tranh chống lại sự vùi dập của cái ác, cái xấu. Bên cạnh đó, học sinh nhận ra và phân tích được đặc sắc nghệ thuật của thể loại truyện thần kì qua truyện cổ tích Tấm Cám.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác