logo

Soạn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (siêu ngắn)


Soạn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ- TopLoigiai


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1

a)

- Các nhân vật tham gia hoạt động giao tiếp gồm: Vua và các bô lão nhà Trần

- Mối quan hệ và cương vị của hai bên

• Nhà vua: Người bề trên, có cương vị cao nhất, đứng đầu và nắm giữ quyền lực nhà nước.

• Các bô lão: Người bề dưới, là những quần thần có nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ, phò tá Vua

=> Có quan hệ chức vụ trong xã hội

b)
- Trong cuộc giao tiếp người nói và người nghe có sự đổi vai cho nhau như sau:

• Lượt 1 + Lượt 3:

Người nói: Vua Trần

Người nghe: Các bô lão

• Lượt 2 + Lượt 4:

Người nói: Các bô lão

Người nghe: Vua Trần

- Trong cuộc giao tiếp có hành động tươmg ứng

• Người nói: Thực hiện hành động nói, trình bày, đặt câu hỏi hay cầu khiến

( Vua: có nên đánh lại quân Mông Cổ hay không?)

• Người nghe: Thực hiện hành động nghe và đáp lời

( Các bô lão: Đánh)

c)

- Hoàn cảnh của hoạt động giao tiếp

• Địa điểm: Điện Diên Hồng

• Thời gian: khi nước ta tại thời kỳ phong kiến có vua trị vì và đứng trước họa ngoại xâm ( quân Mông Cổ xâm lược).

d)

Nội dung cuộc giao tiếp: Thảo luận về tình hình đất nước trước việc bị xâm lăng và đề ra kế sách ứng phó quân Mông Cổ.

e)

Mục đích của hoạt động giao tiếp: Tìm ra, thống nhất sách lược và thực hiện tiến công đối phó quân giặc.

=> Kết luận: cuộc giao tiếp đã được mục đích.

Câu 2 

a)

Các nhân vật giao tiếp:

Tác giả SGK - Các bạn học sinh

=> Có sự khác nhau về tuổi tác, trình độ, vốn sống, nghề nghiệp...

b)

Hoàn cảnh giao tiếp: Hoàn cảnh cụ thể là trong nhà trường, có kế hoạch, mục tiêu, có tổ chức.

c)

Nội dung giao tiếp:

• Lĩnh vực: Văn học ( Văn học sử)

• Đề tài: Tổng quan Văn học Việt Nam

• Các vấn đề cơ bản: các bộ phận hợp thành, quá trình phát triển của Văn học Việt Nam.

d)

Mục đích giao tiếp:

• Từ phía người viết: Cung cấp những thông tin cơ bản nhằm giúp HS nắm được nội dung khái quát ngắn gọn về một số vấn đề cơ bản của văn học Việt Nam.

• Từ phía người đọc: Giúp tiếp nhận và nắm bắt kiến thức về văn học Việt Nam, hình thành kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học.

e)

Đặc điểm ngôn ngữ và cách tổ chữ văn bản

• Từ ngữ: sử dụng các thuật ngữ, ngôn ngữ ngành Văn học

• Câu: các câu nhiều thành phần, nhiều vế

• Cấu trúc: kết cấu văn bản mạch lạc, câu văn súc tích, ngữ nghĩa rõ ràng, các đề mục, luận điểm sắp xếp logic và trình bày có hệ thống.


CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Qua bài học cần nắm rõ những nội dung cơ bản như sau:

• Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: Là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói, viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động...

• Hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản . Hai quá trình diễn ra đồng thời trong sự tương tác với nhau.

• Hoạt động giao tiếp chịu sự chi phối của các nhân tố: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác