logo

Soạn bài: Trả bài tập làm văn số 1 (siêu ngắn)


Soạn bài: Trả bài tập làm văn số 1 (siêu ngắn)

+ Thông qua hoạt động trả bài, thông qua đánh giá, nhận xét của giáo viên về bài làm của mình, học sinh rút kinh nghiệm và có định hướng rõ ràng khi làm bài văn cảm nghĩ.

-Cần xác định các yêu cầu cụ thể được đặt ra đối với bài viết của mình như sau:

• Bài viết nên thể hiện cảm xúc chân thành, cần nêu được suy nghĩ, đánh giá, nhận xét về vấn đề đặt ra (vấn đề gì, cảm xúc như thế nào?)

• Bài viết cần xác định và chỉ ra đối tượng cụ thể đang nhắc đến đồng thời lồng ghép, chia sẻ cảm xúc, đánh giá cá nhân của mình về vấn đề (hướng tới ai, chia sẻ cùng ai?)


- Xác định phương hướng làm bài:

• Nêu được cảm xúc mộc mạc, chân thành, đưa ra đánh giá, suy nghĩ khách quan, cụ thể (Bài viết cần nêu lên những cảm xúc gì, suy nghĩ cụ thể nào? Cần sắp xếp như thế nào?)

• Phân tích, triển khai vấn đề rõ ràng, mạch lạc, có tư duy, sắp xếp nội dung theo trình tự phù hợp mạch văn (các ý như thế nào để bài hấp dẫn, phong phú, tránh nghèo nàn, đơn điệu?)


- Xác định yêu cầu đối với lời văn khi hành văn cụ thể cần lưu ý như sau:

• Học sinh lưu ý những lỗi chính tả, ngữ pháp, cách dùng từ, đặt câu. Bài viết nên kết hợp nhiều phương thức biểu đạt đan xen lẫn nhau như miêu tả, biểu cảm, tự sự...nhằm tăng tính hấp dẫn, sức thuyết phục của bài (trong đó phương thức biểu cảm là phương thức biểu đạt chính ).

• Chú ý tránh trường hợp bài sao chép hoặc cắt ghép từ những nguồn khác nhau. Nên viết bài nghiêm túc với cảm xúc chân thành để có bài văn đạt hiệu quả cao.

- Kết luận

Sau khi nhận bài thì nên đọc lại, xem xét các lỗi sai của mình rồi so sánh, đối chiếu những yêu cầu với bài làm thực tế để nhận ra những ưu điểm cũng như hạn chế của mình. Từ đó phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để rút kinh nhiệm cho những bài viết tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác