logo

Soạn bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự (siêu ngắn)


Soạn bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự- TopLoigiai


I. Khái niệm 


II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu

Câu 1 (trang 62 sgk Văn 10 Tập 1):

a. Truyện kể về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta thời xa xưa. Qua câu chuyện tác giả dân gian đưa ra cách lý giải nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng hơn. Đây được xem như một cách nói giảm nói tránh, làm giảm đi nỗi đau, những mất mát trong những năm dài giành và giữ nước. Đồng thời nhấn mạnh và nhắc nhở phải đề cao tính cảnh giác, phê phán tính chủ quan trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra câu chuyện còn thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng cộng đồng cùng với tình cha con, tình cảm vợ chồng.

b. Những sự việc và chi tiết trên là sự việc và chi tiết tiêu biểu trong truyện. Bởi lẽ, nó mở ra nội dung rõ ràng hơn giúp người đọc nắm được vấn đề. Các chi tiết vừa là nút mở đồng thời cũng là nút thắt. Có tác dụng chốt lại vấn đề, khép lại những sự việc cũ mà mở ra sự việc mới, diễn biến nhanh và bất ngờ lôi kéo tính tò mò, tạo sự thu hút. Tóm lại, sự việc và chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện tiếp diễn.

Câu 2 (trang 62 sgk Văn 10 Tập 1):

Sau khi rời làng, không lâu sau , con trai lão Hạc lại quay trở về làng lần nữa. Về đến nhà, nghe tin cha đã qua đời, anh ngã khuỵu xuống, đau đớn xen lẫn ân hận. Anh cùng ông Giáo ra viếng mộ lão Hạc. Anh quỳ trước mộ cha, hai hàng nước mắt lưng tròng, anh nức nở kể cha nghe những năm tháng vất vả của cuộc đời mình. Nào là bao khó khăn, nào là bao vất vả, nào là nỗi cô đơn, là nhớ nhà, nhớ cha... Những giọt nước mắt hối bận muộn màng, anh ước giá như mình chưa bỏ làng mà đi, giá như mình về sớm hơn và giá như lão Hạc vẫn ở đây. Thế nhưng tất cả chỉ còn lại giọt nước mắt của người con với tất cả những hối hận gói gọn trong hai từ "giá như". Anh ngẩng cao đầu mà hứa với cha rằng anh sẽ sống, sống thật xứng đáng với sự hy sinh của cha và sống cho cả phần đời mà cha đã bỏ lại.

Câu 3 (trang 62 sgk Văn 10 Tập 1):

Để chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự thì:

->Trước hết, phải xác định được chi tiết nào là nòng cốt. Chi tiết đó phải là nổi bật nhất, có tác dụng dẫn dắt, phát triển câu chuyện theo hướng mà tác giả muốn, bộc lộ được cá tính của nhân vật, đem lại cảm xúc cho người đọc, thể hiện rõ nét chủ đề của câu chuyện và rút ra những bài học nhất định.

-> Thứ hai, phải dựa vào đề tài để lựa chọn chi tiết phù hợp. Yêu cầu về chi tiết có tính đặc sắc, mang giá trị biểu đạt cao

-> Thứ ba, chia cốt truyện thành các phần cụ thể, phát triển câu chuyện theo từng bước nhỏ, từng tiến trình từ đó sẽ dễ dàng lựa chọn chi tiết tiêu biểu.


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 63 sgk Văn 10 Tập 1):

a. Theo cá nhân tôi, không thể bỏ sự việc hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ vũ trụ xuống. Bởi vì chi tiết này dẫn đến sự thay đổi tiến trình câu chuyện, có tác dụng mở đường cho câu chuyện phát triển. Đồng thời đây là chi tiết đặc sắc nhất tạo nên giá trị nội dung của tác phẩm. Nó mở ra ý nghĩa của câu chuyện về giá trị đích thực của sự vật trong cuộc sống.

b. Ta có thể rút ra bài học như sau: Khi lựa chọn sự việc, chi tiết cho bài văn tự sự hoặc kể chuyện phải có sự đầu tư về tư duy, cân nhắc kỹ càng, thận trọng. Nên chọn những chi tiết có tính then chốt đảm bảo cho tiến trình câu chuyện được mở rộng đồng thời chi tiết phải là ấn tượng, có ý nghĩa , nêu bật nội dung của câu chuyện.

Câu 2 (trang 64 sgk Văn 10 Tập 1):

- Về nội dung: Qua đoạn trích Uy-lít- xơ trở về Hô-me-rơ kể lại cuộc gặp mặt đoàn tụ của Uy-lít-xơ với gia đình, với vợ con sau hai mươi năm xa cách.

- Về chi tiết tiêu biểu: Sự việc/ chi tiết quan trọng nổi bật trong phần cuối của đoạn trích là Hô-me-rơ đã tưởng tượng và đưa ra phép so sánh cảnh "người đắm tàu" để so sánh với tâm trạng của Pê-nê-lôp khi nhận ra chồng mình.

-> Đây được coi là một trong nhữmg chi tiết ấn tượng nhất làm nên thành công trong nghệ thuật kể chuyện sử thi của Hô-me-rơ. Vì chi tiết so sánh có tính đòn bẩy mạnh mẽ, làm tăng phần cảm xúc cho câu chuyện. Nó vừa lột tả tâm trạng, tính cách, phẩm chất của nàng Pê-nê-lốp, vừa gây ấn tượng, tạo cảm xúc mạnh mẽ cho người đọc về sự thông minh, sắc sảo của nàng


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh tiếp nhận kiến thức cho việc lựa chọn chi tiết, sự việc tiêu biểu cho một bài văn tự sự cụ thể như:

- Để viết một bài văn tự sự, ngoài việc có cốt truyện rõ ràng, có nhân vật cụ thể cần lựa chọn được các sự việc, chi tiết tiêu biểu.

- Sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt, là tiến trình cho câu chuyện diễn ra, tô đậm tính cách, phẩm chất nhân vật và tập trung làm rõ chủ đề của câu chuyện.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác