logo

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX (siêu ngắn)


Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX- TopLoigiai


Luyện tập

Câu 1 (trang 111 sgk Văn 10 Tập 1):

Về văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm

*Điểm giống nhau:

-Nguồn gốc: đều là nền văn học bắt nguồn từ Việt Nam thuộc nền văn học trung đại Việt Nam

-Thành tựu:

+Có những sự giao lưu tiếp biến, tiếp thu từ nền văn học Trung Quốc

+Đem lại những thành tựu nghệ thuật to lớn

*Điểm khác nhau

 

Văn học chữ Hán

Văn học chữ Nôm

Thời gian xuất hiện

Ra đời sớm từ thế kỷ X

Ra đời muộn hơn vào khoảng cuối thế kỷ XIII

Đặc trưng ngôn ngữ

Thường là những tác phẩm chữ nước ngoài, chủ yếu là chữ Hán

Sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc, cụ thể là chữ Nôm

Đặc điểm

Chủ yếu chịu sự ảnh hưởng từ nền văn học Trung Quốc, đặc biệt là văn xuôi

Hầu hết là văn học dân tộc, ngoài ra còn có sự tiếp thu nền văn học Trung Quốc nhưng trên cơ sở được Việt hóa

Thể loại

Bao gồm cả thơ và văn xuôi

Chủ yếu là các tác phẩm thơ, có văn xuôi nhưng rất ít

 Câu 2 (trang 111 sgk Văn 10 Tập 1):

Tình hình phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX

Giai đoạn văn học

Nội dung

Nghệ thuật

Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm

Từ TK X → TK XIV

Văn học tập trung thể hiện chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước với âm hưởng hào hùng

·       Văn học chữ Hán tiếp tục tiếp thu từ nền văn học Trung Quốc

·       Văn học chữ Nôm manh nha xuất hiện trong thời kỳ này

·       Chiếu dời đô- Lý Công Uẩn

·       Sông núi nước Nam- Lý Thường Kiệt

·       Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn

·       Phú sông Bạch Đằng-  Trương Hán Siêu

→Văn học của chúng ta có những ảnh hưởng trực tiếp từ văn học chữ Hán

Từ TK XV →  TK XVII

Chủ nghĩa yêu nước ngày càng phát triển với những bước tiến mới, đi dần dần từ âm hưởng hào hùng  ngợi ca dần đến phản ánh và phê phán hiện thực

·       Văn học chữ Hán tiếp tục trên đà phát triển với càng nhiều những thể loại phong phú, đa dạng

·       Văn học chữ Nôm bước đầu có sự Việt hóa từ những tác phẩm Tring Quốc và có những nền tảng đầu tiên của nền văn học dân tộc

·       Bình ngô đại cáo

Ức Trai thi tập

Quốc âm thi tập

           (Nguyễn Trãi)

·       Hồng Đức Quốc âm thi tập

(Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn)

·       Truyền kì mạn lục

            (Nguyễn Dữ)

 

 

Từ TK XVII → TK XIX

Chủ nghĩa nhân đạo bắt đầu xuất hiện trong văn học và ngày một phát triển mạnh mẽ

·       Cả hai thể loại văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đều phát triển, cả văn xuôi và văn vần

·       Văn học chữ Nôm được nâng cao vị thế, có những thành tự nghệ thuật nhất định

·       Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn

·       Cung oán ngâm- Nguyễn Gia Thiều

·       Thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan

·        Hoàng Lê nhất thống chí- Ngô Gia văn phái

·       Đỉnh cao Truyện Kiều- Nguyễn Du

Nửa cuối TK XIX

Văn học yêu nước phát triển đa dạng và phong phú nhất, chủ nghĩa yêu nước thời kỳ này mang âm hưởng bi tráng và manh nha tư tưởng cách tân đất nước

·       Văn học chữ Hán và chữ Nôm đóng vai trò chủ đạo

·       Văn học chữ quốc ngữ đã bắt đầu xuất hiện

·       Nền văn học những có những bước đi đầu tiên cho xu hướng hiện đại hóa

·       Chùm thơ mùa thu- Nguyễn Khuyến

·       Những bài thơ hiện thực trào lộng của Tú Xương

·       Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Quang Bích

Câu 3 (trang 112 sgk Văn 10 Tập 1):

Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Việt Nam từ TK X = →TK XIX được thể hiện qua những tác phẩm cụ thể như:

Về  nội dung lớn mang âm hưởng bao trùm nền văn học thời kỳ này gồm có: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự. Như vậy, ta sẽ lấy những điển hình thuộc ba nội dung này

- Chủ nghĩa yêu nước:

+ Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt

+ Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn.

+ Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn

+ Bình Ngô đại cáo – Nguyễn trãi

- Chủ nghĩa nhân đạo:

+ Truyện Kiều – Nguyễn Du

+ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương

+ Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ

+ Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu.

- Cảm hứng thế sự:

+ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ.

+ Thói đời- Nguyễn Công Trứ

+ Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan

Câu 4 (trang 112 sgk Văn 10 Tập 1):

- Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

→ Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.

→ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.

→ Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.

- Cách đọc văn học trung đại khác với cách đọc văn học hiện đại như sau:

+Về nguyên tắc: Văn học trung đại đặc biệt đề cao tính quy phạm nên khi đọc phải chú ý coi trọng tính quy phạm nhằm nhận biết và đồng thời có những đề cao, đánh giá chính xác về việc phá vỡ tính quy phạm. Phải làm sáng tỏ tính độc đáo, đặc biệt hay nét riêng của tác giả thông qua sự phá vỡ tính quy phạm đó

+Chú ý đến tính trang nhã, tính mẫu mực và nét độc đáo trong việc sử dụng những điển cố điển tích, các phép ước lệ, tượng trưng… thi liệu sáng tác thường là những gì gần gũi, quen thuộc nhất, bình dị nhất. Do đó, ta phải chú ý đến những chi tiết nhỏ bé nhất, giản dị nhất. Tóm lại, khi đọc văn học trung đại phải hiểu rõ những đặc điểm nghệ thuật của nền văn học này để có những phân tích, khai thác đa chiều và hiệu quả nhất.


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, cung cấp và củng cố cho học sinh những kiến thức cơ bản về đặc trưng của văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX bao gồm: đặc điểm lớn về nội dung và hình thức, các tác giả- tác phẩm tiêu biểu… Từ đó, học sinh nắm được tri thức để nhận biết đặc trung của nền văn học này và có thái độ trân trọng, giữ gìn và phát huy nền văn học dân tộc.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác