logo

Soạn bài: Tam đại con gà (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Tam đại con gà siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 10 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.

Soạn văn 10 siêu ngắn: Tam đại con gà - TopLoigiai


Tóm tắt: Tam đại con gà

Tam đại con gà là câu chuyện cười nhằm phê phán sự ngu ngốc, dốt nát cũng như hành động thiếu chủ động, dấu dốt của một anh học trò. Từ câu chuyện đó, tác giả dân gian chỉ ra và tỏ thái độ phê phán, châm biếm những tính xấu của con người nhờ đó đưa ra cho người đọc, người nghe những bà học nhất định.


Bố cục:

+ Phần 1 (từ đầu đến "trong lòng vẫn thấp thỏm"): Đặt ra những mâu thuẫn trái tự nhiên để cho thấy  sự ngu dốt của anh học trò

+ Phần 2 (tiếp theo đến "dủ dỉ là con dù dì"?): Các tình huống tạo tiếng cười, sự ngu dốt của anh học trò suyt bị phát hiện.

+ Phần 3 (đoạn còn lại): Hành động lấp liếm và sự dấu dốt của anh học trò.


Đọc - hiểu


Câu 1

- Tình huống đặt ra

"Thầy": bản thân là một người không biết chữ nhưng lại làm nghề dạy chữ cho trẻ.

"Thầy" đem việc khấn thổ công ra như một cách để tìm ra sự đúng-sai

Phụ huynh là bố của học trò đưa ra ý kiến  thắc mắc

- Giải quyết tình huống

Dạy học trò theo kiểu liều lĩnh, ngu dốt, nhắc trò đọc nhỏ sợ người khác nghe

Sự ngu dốt đến ngu muội, tin vào những quẻ rồi cho trò đọc lớn

Dùng lí lẽ của một kẻ ngu dốt kiểu khôn lỏi để che dấu bản thân.

- Nhân vật tự bộc lộ

Ngu dốt nhưng dám làm liều.

Bản thân ngu dốt nhưng không tự nhận thức, khong chịu học hỏi, tìm tòi

Sự dốt nát có che đậy bao nhiêu cũng không đủ, càng cố gắng che đi sẽ càng khiến nó lộ ra và trở thành trò cười của thiên hạ.


Câu 2 

 Ý nghĩa phê phán của truyện:

+ Đầu tiên phê phán những đối tượng học trò thiếu học, ngu dốt

+ Thứ hai, phê phán một bộ phận những người làm thầy không có kiến thức, không có chuyên môn nhưng lại đòi đi dạy chữ

+ Cuối cùng, phê phán những thói hư tật xấu của cn người, luôn tìm mọi cách che đậy, dấu đi khiếm khuyết của bản thân mà không chịu nhìn nhận bản thân để học hỏi


Luyện tập

- Hành động của nhân vật:

+ Yêu cầu học trò đọc nhỏ

+ Xin đài âm dương rồi cho trò đọc lớn

+ Bào chữa cho sự ngu dốt của mình tước mặt phụ huynh

 Hành động hoàn toàn đi ngược với lẽ tự nhiên, cho thấy sự ngu dốt từ người thầy và có cả sự khôn lỏi, dùng chính sự ngu dốt để bào chữa cho sự ngủ dốt

- Lời nói của nhân vật: "Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ "kê",…tam đại con gà kia"; "Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà"

 Lời nói và hành động càng làm bộc lộ bản chất dốt nát của người làm thầy, mỗi lời nói ra hoàn toàn phi lý với mục đích chống chế, dấu diếm, khổn lỏi è Đây là yếu tố tạo nên tiếng cười tự nhiên trong câu  chuyện


Nhận xét – Ý nghĩa

Truyện cười Tam đại con gà mang lại tiếng cười tự nhiên và để lại bài học sâu sắc cho con người. Trong cuộc sống, cái dốt hay cái xấu có che đậy bao nhiêu thì cũng có ngày bị phát hiện, càng dấu càng lộ và có thể trở thành trò cười của thiên hạ. Câu chuyện đã khai thác các yếu tố trong đời sống xã hội của chính con người để nhằm gây tiếng cười qua những mâu thuẫn, những tình huống trái với tự nhiên. Tiếng cười này đầy châm biếm, phê phán.

Tóm tắt truyện cười Tam đại con gà

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác