logo

Soạn bài: Văn bản - tiếp theo (siêu ngắn)


Soạn bài: Văn bản - tiếp theo (siêu ngắn)

Soạn văn 10 siêu ngắn: Văn bản (Tiếp theo)- TopLoigiai


Luyện tập

Câu 1 (trang 37 sgk Văn 10 Tập 1):

a. Đoạn văn được trình bày theo phương pháp diễn dịch. Câu chủ đề đặt ở đầu đoạn, nêu đầy đủ, khái quát và rõ ràng về nội dung của toàn đoạn: "Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau". Các câu sau bao gồm những lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh, làm rõ cho nội dung của câu chủ đề.

b. Sự phát triển chủ đề: Sự phát triển chủ đề của các đoạn văn đi từ khái quát đến cụ thể. Đầu tiên là những luận điểm lớn sau đó từ từ đi vào các luận cứ để chứng mình làm rõ cho luận điểm, cuối cùng là các dẫn chứng để tăng tính minh bạch, chính xác của vấn đề.

c. Nhan đề có thể đặt như sau: Cơ thể sống và môi trường, Tác động của môi trường đến cơ thể, Môi trường ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Câu 2 (trang 38 sgk Văn 10 Tập 1):

-  Ta có thể sắp xếp thứ tự lần lượt như sau: (1) → (3) → (4) → (5) → (2).

- Nhan đề có thể đặt như sau: Giới thiệu bài thơ "Việt Bắc" – Tố Hữu; Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc…

Câu 3 (trang 38 sgk Văn 10 Tập 1):

- Tiêu đề có thể đặt: Tiếng kêu cứu từ môi trường, Nỗi đau của môi trường, Môi trường và những tiếng than,…

- Môi trường của chúng ta đang quằn qoại trên nỗi đau khi mỗi ngày, mỗi ngày đều bị hủy hoại nặng nề. Đó là nỗi đau của một bầu không khí ô nhiễm đứng nhất nhì thế giới tại Thủ đô Hà Nội và Hồ Chí Minh, bầu không khí dày đặc khói từ khí thải công nghiệp, bụi mù bởi các phương tiện giao thông. Đó là nỗi đau của những con sông đang từ từ thay màu áo xanh trở nên đen kịt và bốc mùi. Là do đâu nếu đó không phải là tác phẩm từ rác thải sinh hoạt bừa bãi và chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp? Đó còn là nỗi đau của những đôi tai đang hàng ngày kêu khóc bởi tiếng ồn: tiếng xe cộ, tiếng khoan cắt, tiếng đập phá… Tất cả điều ấy khiến môi trường đang kêu lên tiếng kêu cứu trong đau đớn. Rõ ràng, con người đang ngày ngày phải đối mặt với sự ô nhiễm môi trường đang gia tăng đến mức báo động.

Câu 4 (trang 38 sgk Văn 10 Tập 1):

Những nội dung cần có của một lá đơn xin phép nghỉ học gồm có:

- Người nhận: Đơn gửi  giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn của lớp

- Người gửi: học sinh.

- Mục đích viết đơn: đề đạt/ đề xuất/ xin phép nghỉ học.

- Nội dung cơ bản của đơn:

+ họ và tên người viết đơn

+ lí do viết đơn( xin phép nghỉ học)

+ thời gian nghỉ ( khi nào, bao lâu?)

+ lời hứa/ cam kết hoàn thành đủ các nội dung học tập

- Kết cấu của đơn:

+ Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ,ngày tháng năm viết đơn.

+Tên đơn

+Phần nội dung chính: họ và tên, địa chỉ của người viết, chức vụ của người nhận, nội dung của đơn.

→ Phần kết: Kí và ghi rõ họ tên.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày…..tháng…..năm…..

ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC

Kính gửi:

Thầy/cô giáo bộ môn:…………………………………………………………………….

Thầy/cô giáo chủ nhiệm lớp………………..……………………………………………

Em tên là :…………………………………………………….

Học sinh lớp:…………………………………………………………….

Hôm nay, em viết đơn này  xin phép thấy/ cô cho em nghỉ học  buổi học ngày …. tháng …. vì lí do sau……………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Em xin hứa sẽ ghi chép, học lại bài và làm bài tập đầy đủ.

Em xin chân thành cảm ơn!

 

Giáo viên chủ nhiệm                                                                                 Người làm đơn
            (kí tên)                                                                                                (kí tên)


Nhận xét – Ý nghĩa

Bài học này nhằm nhắc nhở, củng cố cho học sinh những lý thuyết cơ bản của buổi học trước đồng thời cung cấp những kiến thức bổ trợ, nâng cao và bài tập thực hành để học sinh có cái nhìn cụ thể nhất về Văn bản đã được học ở tuần thứ 2.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác