logo

Soạn bài: Đọc Tiểu Thanh Kí (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Đọc Tiểu Thanh Kí siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 10 siêu ngắn sẽ giúp các bạn chuẩn bị bài trước khi đến lớp và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất

Soạn văn 10 siêu ngắn: Đọc Tiểu Thanh Kí - Toploigiai


Bố cục:

Bốn phần theo Đề - Thực - Luận - Kết

- Hai câu đề (1, 2): Đọc dư cảo Tiểu Thanh để lại và nỗi niềm xót xa thương cảm cho số phận của nàng.

- Hai câu thực (3, 4): Kiếp sống tài hoa bạc mệnh, cuộc đời bất hạnh của nàng Tiểu Thanh.

- Hai câu luận (5, 6): Sự thấu cảm và nỗi niềm suy tư của tác giả với nàng Tiểu Thanh.

- Hai câu kết (7, 8): Tâm trạng thay đổi từ xót xa cho người đến xót xa cho chính thân phận mình của tác giả.


Đọc - Hiểu


Câu 1

Nguyễn Du xót thương cho số phận của Tiểu Thanh vì:

- Tiểu Thanh vừa có sắc, vừa có tài nhưng cuộc đời lại quá trái ngang với cô, khi sống thì bị vùi dập, chết thì đến con chữ, vần thơ cũng bị đốt.  

- Nguyễn Du vốn sống nhân ái với tình thương con người bởi thế ông xót xa cho Tiểu Thanh là điều đương nhiên. Đặc biệt cô lại là phận nữ nhi mà bị xã hội hắt hủi, coi thường, phải sống một cuộc đời cực khổ.


Câu 2

- “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi”: Được hiểu là những trách móc, oán hờn thừ trước đến nay trời xanh không thấu, khó mà hỏi được trời cũng khó mà tìm được lời đáp.

- Nỗi hờn ở đây thể hiện sự oán trách, uất hận, ấm ức của những con người tài hoa mà cuộc đời bấp bênh, có tài, có sắc nhưng luôn bị vùi dập, chịu cảnh đời coi khinh, tệ bạc.

- Tác giả cho là không thể hỏi trời được bởi số kiếp đã an bài, ai cũng phải trải qua trái ngang, vấp ngã, đó đều là sự đã được sắp đặt, do chính mỗi chúng ta tạo ra, thuộc về định mệnh.


Câu 3

- Qua nỗi niềm thương xót và đồng cảm với thân phận người phụ nữ ta thấy Nguyễn Du là một người hiểu đời, hiểu chuyện, sống vì một chữ tình. Ông luôn đau đáu nỗi xót xa, đồng cảm với tất cả mọi người. Phải là một người sống nghĩa tình mới có thể nhìn thấu nỗi đau của người khác mà xót, mà thương. Điều đó càng khẳng định ông cũng đau trước nỗi đau đồng loại, cũng uất hận trước những khổ đau mà con người phải gánh chịu.


Câu 4 

Vai trò của từng đoạn thơ với chủ đề toàn bài:

- Đoạn thơ đề: Mở ra bối cảnh về không gian, thời gian và hoàn cảnh để bài thơ ra đời.

- Đoạn thơ thực: Cảm xúc của bài thơ dần được đẩy lên thể hiện nỗi xót xa, thương cảm cho thân phận của nàng Tiểu Thanh.

- Đoạn thơ luận: Khai thác sâu chủ đề bài thơ, từ những cảm xúc nâng lên thành sự khát quát về thân phận con người trong xã hội trong đó có nhà thơ.

- Đoạn thơ kết: Tiếng lòng của nhà thơ đã mở rộng chủ đề bài thơ, khẳng định mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm.


Luyện tập

Đoạn thơ trích từ Truyện Kiều và bài Đọc Tiểu Thanh kí đều:

- Bày tỏ nỗi niềm thương cảm, xót xa, đau đớn trước những con người tài sắc vẹn toàn mà phải chịu cuộc đời bạc bẽo, khổ đau (Thúy Kiều và Tiểu Thanh).

- Thông qua bi kịch số phận của một cá nhân để khai thác sâu vấn đề nâng lên thành bi kịch chung của những người cùng cảnh trong xã hội.

- Không dừng lại ở sự xót thương nhân vật mà còn qua nhân vật để bộc lộ vấn đề của chính mình, bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc với số phận của chính tác giả.


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được sự thấu cảm của tác giả với chính nhân vật của mình hay là những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh trong xã hội phong kiến. Từ đó để thấy được tấm lòng bác ái của nhà văn trong việc đưa chủ nghĩa nhân đạo trong văn học.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác