logo

Soạn bài: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 7 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất

Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1

- Về thể thơ: thể thơ của bài thơ này giống với bài “Nam Quốc Sơn Hà”

- Đặc điểm thể thơ: là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ có 4 câu mỗi câu 7 chữ, gieo vần ở các chữ cuối của câu 1,2,4 (Yên – Biên – Điền)

Câu 2

- Cụm từ “nửa như có nửa như không”: có nghĩa là sự mừo ảo, vô định, không thể nhìn rõ.

=>Quang cảnh hiện lên trong câu thơ thứ 2 là một quang cảnh mờ ảo bởi làn lớp sương bao quanh => quang cảnh làng quê yên bình, ẩn mình trong làn khói chiều => Những hình ảnh đó, nhắc chúng ta nhớ đến một làng quê Bắc bộ => Tạo ra những nét vừa thực vừa ảo.

Câu 3 

Trong bài thơ cảnh vật được miêu tả thông qua các chi tiết:

- Thời gian: buổi chiều tà

- Ánh sáng: bóng chiều man mác (nửa như có nửa như không)

- Âm thanh: Tiếng sáo mục đồng ( sáo vẳng)

- Màu sắc: cò trắng

- Cảnh vật: nửa như có nửa như không, cò trắng liệng xuống đồng, trâu về hết, thôn xóm chìm trong sương khói.

Câu 4

Qua những lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng của tác giả, khung cảnh làng quê hiện lên trong buổi chiều thật thanh bình, giản dị và gần gũi. Những cảnh vật xuất hiện trong các câu thơ, đều hướng về làm nổi bật khung cảnh làng quê Bắc Bộ. Buổi chiều quê, thật nên thơ, thật đẹp và bình dị. Hình ảnh đàn có trắng, mục đồng, và tiếng sáo,… gợi ra cho chúng ta một cảm nhận của sự thanh bình, và ấm no, mọi thứ đều được sống theo đúng cuộc sống vốn có của nó.

-Từ sự cảm nhận tính tế và sâu sắc của tác giả về cảnh tượng buổi chiều cho thấy: tác giả đã thực sự hòa mình với thiên nhiên, với con người và cảnh vật. Tâm trạng nhẹ nhõm và hưởng trọn thái bình với thiên nhiên với con người. Những điều đó, cho ta thấy rằng, tình cảm sâu đậm, luôn mang trong mình bóng hình quê hương của tác giả, cũng như tình yêu quê hương, Đất nước của tác giả.

Câu 5

- Ở vị trí là 1 vị Vua, có địa vị cao xa, nhưng qua những lời bộc bạch của tác giả, chúng ta có thể thấy, xuyên suốt bài thơ không xuất hiện các đại từ xưng hô để nói về địa vị, ngôn ngữ cũng thật giản dị, đời thường => Từ đó chúng ta thấy, tác giả đã thật sự hòa mình với thiên nhiên, với con người và làng quê thôn xóm.

- Cảnh vật yên bình, con người được sống tự do, mọi thứ trở nên bình yên, no đủ=> Đã khẳng định cho chúng ta thấy 1 triều đại thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc của con dân nước ta trong thời đại nhà Trần. Hơn thế nữa, tác phẩm cũng cho chúng ta thấy, mối quan hệ gắn bó thân thiết của Vua với dân, Vua không hề xa cách nhân dân mà ngược lại luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân.


Luyện tập

Viết đoạn văn tả cảnh mục đồng dẫn trâu về nhà.

Bóng chiều dần buông, mặt trời dần lấp mình sau những dãy núi cao cũng là lúc chúng ta bắt gặp hình ảnh những chú bé mục đồng dẫn trâu về. Buổi chiều thật bình dị, thật nên thơ hòa cùng tiếng sáo vang vào trong không gian của buổi chiều tà. Đằng xa, những chú bé mục đồng cưỡi mình trên lưng trâu, theo hành, theo lối lần lượt dẫn nhau về. Có lẽ những cảnh tượng ấy, chúng ta chỉ có thể tìm thấy ở làng quê Bắc bộ. Từ hình ảnh, màu sắc, cảnh vật, âm thanh đều gợi lên cho chúng ta một buổi chiều thật êm ả, hòa cùng màu khói chiều đang buông tỏa quanh thôn xóm, trên nền trời là những cánh có đang bay liệng từng đôi xuống đồng. Thật nên thơ! Cảnh vật, con người và thiên nhiên cùng đan xen, hòa quyện vào nhau, tạo nên bức tranh chiều quê mang đủ màu sắc, âm thnah và tình người.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác