logo

Tìm hiểu chung về văn biểu cảm


Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm (siêu ngắn)

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm

1. Nhu cầu biểu cảm của con người

Trong đời sống hằng ngày, con người có nhu cầu thể hiện tình cảm, bộc lộ tình cảm của bản thân với bất kì đối tượng, sự vật nào:

- Cảm xúc trong bài ca dao 1: Là sự thương xót đồng cảm với những con người có số phận bất hạnh, thân phận nhỏ bé trong xã hội

- Cảm xúc trong bài ca dao 2 là tình cảm chàng trai quý mến và ái mộ 1 cô gái đang trong thì tuổi xuân phơi phới và chàng trai muốn bày tỏ tình cảm ( hoặc là niềm vui, niềm hứng khởi của cô gái với tuổi xuân đầy sức ống của mình, và những suy nghĩ, lo lắng về số phận của mình)

- Trong thư gửi bạn bè sẽ là loại văn bản bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi khi người ta viết thư là khi người ta có nhu cầu bộc lộ tình cảm: vui , buồn, tâm sự, ….

2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

a.

Đoạn 1: Đây là đoạn văn mà người viết viết ra nhằm bày tỏ tình cảm đối với một người bạn cũ của mình. Những kỉ niệm được khơi dạy, làm cho nỗi nhớ về người bạn càng thêm da diết, đó là những kỉ niệm gắn bó, thân thiết khi 2 bạn cùng học với nhau. Trở lại thực tại, trong hoàn cảnh đang xa cách nhau, bởi vậy càng tăng thêm sự da diết của nỗi nhớ.

Đoạn 2: Cách nói gián tiếp (mượn lời hát của một cô gái ngân nga trong đêm vắng), để bày tỏ nỗi nhớ quê hương da diết. Có thể khẳng định rằng, sự gắn bó và tình yêu đối với quê hương đất nước sâu đậm, gắn bó như máu thịt mới có thể gợi ra trong suy nghĩ chứa đầy những  hình ảnh gợi nhớ về quê hương khi tác giả đang trong những tháng ngày chiến đấu.

=> Nhận xét: cả 2 đoạn văn đều chưa có bố cục và nội dung hoàn chỉnh, tuy nhiên bằng những ngôn ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết, chúng ta vẫn có thể hiểu được tình cảm đó là gì, hướng về ai, và trong hoàn cảnh như thế nào.

=> Cả 2 đoạn văn thiên về những ngôn từ thể hiện cảm xúc, chứ không chủ yếu là kể chuyện như văn tự sự, cũng không chú trọng miêu tả chi tiết như văn miêu tả

b. Tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm là những tình cảm thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Đó là những tình cảm đẹp về con người, về quê hương đất nước, những tình cảm cao đẹp, những cảm xúc chân thành để rồi những tình cảm ấy được viết ra nhằm tạo nên lối suy nghĩ, hành động và vun đắp những tình cảm đẹp đẽ, tốt đẹp giữa con người với con người.

c. Nhận xét về phương thức biểu đạt tình cảm cảm xúc qua 2 đoạn văn trên

- Đoạn văn 1: biểu đạt tình cảm, cảm xúc một cách gián tiếp. Người viết tự viết ra cảm xúc của mình, sử dụng các từ ngữ trực tiếp như: thương nhớ ơi, xiết bao mong nhớ, có nhớ… Nhằm thê hiện nỗi nhớ trực tiếp cảu bản thân đối với bạn của mình.

- Đoạn 2: Biểu đạt tình cảm một cách gián tiếp: thông qua việc miêu tả những hình ảnh, những sự vật gợi nhớ về quê hương, quê nhà => bộc lộ cảm xúc mong nhớ da diết của 1 người đang trong chiến trường.


II. Luyện tập

1.

- Đoạn văn 2 là văn biểu cảm. Đây là đọa văn mà tác giả bày tỏ cảm xúc của mình khi nói về hoa Hải Đường. Những cảm nhận tinh tế, so sánh, ví von làm cho hình ảnh hoa Hải Đường vừa có sắc đẹp vừa có nét duyên dáng như người phụ nữ. Không những thế, qua ánh nhìn yêu quý của tác giả, hoa Hải Đường dường như có những thứ tình cảm như con người: nồng nàn và say đắm.

- Trong đoạn văn, tác giả đã kết hợp khéo léo giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm, tạo nên những hình ảnh đẹp về hoa Hải Đường vừa có màu sắc vừa miêu tả đầy đủ lại vừa cho người đọc những cảm xúc nhẹ nhàng.

2.

- Nội dung biểu cảm trong bài “Sông núi nước Nam” : sự biểu cảm trực tiếp, thể hiện sự quyết tâm bào vệ quốc gia và tinh thần quyết chiến quyết thắng trong các trận chiến. Bày tỏ sự căm ghét với giặc ngoại xâm.

- Nội dung biểu cảm trong bài “Phò giá về Kinh”: Biểu cảm trực tiếp thông qua việc thể hiện sự tự hào về các chiến công vang dội của quân và dân ta, qua đó thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ và khát khao xây dựng Đất nước thịnh trị.

3. Một số bài văn biểu cảm: Bếp lửa (Bằng Việt), Tự Tình (Hồ Xuân Hương), Thương Vợ (Tế Xương), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Vội vàng (Xuân Diệu)

4. Sưu tầm và chép ra giấy một số đoạn văn xuôi biểu cảm.

Sưu tầm:

Trong hành trình của mỗi con người, ai cũng có những khoảnh khắc in sâu vào tâm trí, và tôi cũng vậy, những hoài niệm về ngày xưa đã trở nên sâu sắc vfa in dấu mãi trong tôi. Tôi nhớ những tháng ngày đầy kỉ niệm của gia đình, kỉ niệm của bố, kỉ niệm của mẹ, và kỉ niệm với anh tôi. Lục lọi lại dòng thời gian và lật giở từng trang kí ức, hình ảnh gia đình càng hiện lên rõ nét trong tôi. Ngày xưa, những năm tháng tuy còn khó khăn, cơm ăn không đue no, áo mặc không đủ ấm, nhưng cảm giác quây quần bên gia đình là điều làm nên hạnh phúc. Tôi nhớ từng con mương nhỏ quanh co, tôi nhớ từng hàng cây vươn mình trong gió chiều, nhớ cả những cánh diều gắn với tuổi thơ đầy tiếng hò reo. Ôi! Trong tim tôi bị nghẹn lại một nhịp, hình ảnh của những đứa trẻ chạy trên đường làng, có vẻ trong đó có tôi, những hình ảnh con trâu, con bò trên những triền đê, những ngày mua thoang thoảng mùi lúa mới, … Những hình ảnh đó cứ hiện hữu trong đầu tôi. Thật sự tôi rất nhớ! Nhớ da diết! Nỗi nhớ luôn hiện hữu những hình ảnh ngày xưa xếp vào một miền kí ức của tôi.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác