logo

Soạn bài: Bài ca Côn Sơn (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAi giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Bài ca Côn Sơn siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 7 siêu ngắn sẽ giúp các bạn chuẩn bị bài trước khi đến lớp và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất

Soạn bài Bài ca Côn Sơn | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1

- Thể thơ: lục bát

- Số câu, số chữ: gồm 1 câu sáu chữ và câu tiếp theo là 8 chữ, không hạn định số câu

- Gieo vần:

+ chữ cuối cùng của câu 6 gieo vần với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng)

+ Chữ thứ 8 của câu 8 giơ vần với chữ thứ 6 của câu 6 ( vần chân)

=> và sau 2 câu thì đổi vần. Trong nài các cặp gieo vần với nhau là ( rầm – cầm), (êm – nêm), (râm – ngâm),

Câu 2

Trong đoạn thơ, thấy xuất hiện 5 chữ “ta”

- Nhân vật ta, chính là tác giả

- Hình ảnh thiên nhiên hiện lên trong lành, xanh mát có âm thanh, có màu sắc, có nhạc và có tình: suối chảy rì rầm, tiếng đàn cầm, đá rêu phơi, ghềnh thông mọc như nêm, bóng mát, bóng râm, màu xanh mát => Khung cảnh thiên nhiên bình yên, tĩnh lặng không bon chen, ồn ào => Thật thanh bình

- Tâm hồn tác giả: tác giả thả hồn mình với thiên nhiên, phiêu lưu trong sự thanh bình của đất trời, của cỏ cây, của sông suối. Giữa một quang cảnh như vậy, tác giả đã vẽ lên những lời ca thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ.

- Sự ví von : tiếng suối chảy như tiếng đàn cầm, rêu phơi trên đá như nệm êm => Những hình ảnh ví von độc đáo đã thể hiện sự quan sát, lắng nghe và cảm nhận tinh tế, cũng như tài năng liên tưởng sinh động, trí tưởng tượng phong phú của một tâm hồn nghệ sĩ.

Câu 3 

- Hình ảnh Côn Sơn được hiện lên qua những hình ảnh của suối, của đá, của rêu, của thông của trúc => đa dạng và sinh động, nhưng thống thống nhất về không gian của núi rừng.

- Những hình ảnh được sử dụng ở đây rất khoáng đạt và tươi mát

+Hình ảnh cây thông: sức sống mạnh mẽ và đang đan lấy nhau

+ Hình ảnh cây trúc: một loại cây vươn mình thẳng đứng trước nắng gió

=> Qua lời nhân vật ta, hình ảnh Côn Sơn mang đầy thơ mộng, đầy sức sống, vừa có nhạc vừa có tình của tác giả.

Câu 4

- Hình ảnh nhân vật ta ngâm bài thơ nhàn trong bóng râm của trúc tạo lên một tư thế khoan thái, thong thả, và phóng đạt. Hình ảnh nhân vật về với núi rừng, với thiên nhiên trước nay chúng ta thường thấy ttong thơ xưa, đó là hình ảnh của những vị hiền tài, những bậc quân tử sống thanh nhàn, hòa mình với thiên nhiên.

=> Qua cảnh vật, qua tâm thế nhàn của tác giả cho thấy Nguyễn Trãi là một bậc quân tử, yêu thiên nhiên, tài năng, phẩm chất thanh cao.

Câu 5

Hiện tượng điệp từ trong đoạn thơ:

- Điệp từ ta (5 lần): khẳng định cái tôi của bản thân, tư thế chủ động, và trực tiếp

- Điệp từ như (4 lần): tạo nên những hình ảnh cụ thể về cảnh vật của Côn Sơn

- Điệp từ Côn Sơn (2 lần): nhấn mạnh về địa danh tác giả đang ở.

- Điệp từ (2 lần): nhấn mạnh những cảnh vật thuộc về Côn Sơn

=> Tạo cho đoạn thơ có nhịp điệu nhẹ nhàng, êm ái, du dương, nối tiếp nhau.


Luyện tập

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ " Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai" và của Hồ Chí Minh trong câu thơ "Tiếng suối trong như tiếng hát xa" có điểm giống và khác như sau:

Giống nhau:

- Lấy cảm hứng hình ảnh, âm thanh của tự nhiên

- Sự ví von, liên tưởng tạo nên tính nhạc cho câu thơ

- Âm thanh trong trẻo, bay bổng

Khác nhau:

- Trong câu thơ Côn Sơn suối chảy rì rầm/Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai: tiếng suối và cảnh vật là hình ảnh thực tế, gắn với địa điểm cụ thể là suối ở Côn Sơn

- Trong câu thơ Tiếng suối trong như tiếng hát xa: tiếng suối là vô hình, chứ không phải là trong thực tế, có thể là do những liên tưởng của Bác.

- Tiếng suối của Nguyễn Trãi được ví như tiếng đàn còn tiếng suối của Bác được ví như tiếng hát.

Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Học thuộc lòng bài thơ Côn Sơn

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác