logo

Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm


Soan bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm (siêu ngắn)

Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm

1. Đề văn biểu cảm

Đề

Đối tượng biểu cảm

Tình cảm biểu cảm

a

Dòng sông

Sự gần gũi, và tình cảm gắn bó của dòng sông đối với con người

B   b

Đêm trăng thu

Cảm xúc của con người khi ngắm nhìn đêm trăng thu và ý nghĩa của đêm trăng thu đối với con người

c

Nụ cười của mẹ

Chứa đấy niềm thương yêu và hạnh phúc

d

Tuổi thơ

Những  dòng kí ức xúc động về tuổi thơ về những kỉ niệm vui buồn ngày thơ ấu

e

Loài cây

Cảm nghĩ về một loài cây, cũng như sự quý mến, gắn bó của loài cây đó đối với mình

2. Cách làm bài văn biểu cảm

Đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

a, Tìm hiểu đề và xác định ý

- Đối tượng của đề bài: Nụ cười của mẹ

- Nếu xác định được đối tượng của đề bài => Triển khai các nội dung, các ý để làm rõ về đối tượng: + Nụ cười của mẹ là nụ cười như thế nào?

+ Khi nào em thường thấy nụ cười của mẹ

+ Điều gì làm mẹ cười

+Nụ cười của mẹ có ý nghĩa gì với em

+Em cảm thấy thế nào khi nhìn thấy nụ cười của mẹ

+Nếu vắng đi nụ cười của mẹ, em sẽ như thế nào

+Em sẽ làm gì để mẹ luôn hạnh phúc và tươi cười

+Bày tỏ tình cảm của em đối với mẹ

b. Lập dàn bài: Chọn các ý để triển khai theo bố cục của một bài văn biểu cảm:

Nếu với đề này, cần xác định các ý chính

+Ý nghĩa về nụ cười của mẹ đối với em

+Cảm xúc của bản thân về nụ cười của mẹ

c. Viết bài:

- Mở bài: Giới thiệu về nụ cười của mẹ (đó là một nụ cười hồn hậu, ấm áp và đầy yêu thương)

- Thân bài: Triển khai các nội dung:

+  Mối quan hệ giữ nụ cười của mẹ và quá trình lớn khôn của con: (khi con còn bé, khi con lớn khôn, khi con trải qua các chuyện buồn vui trong cuộc sống, khi vấp ngã, khi thành công

+Ý nghĩa về nụ cười của mẹ (Khích lệ con, động viên con, và khơi nguồn tình cảm, cảm xúc trong cuộc sống của con)

+Hành động và ước muốn để có thể nụ cười của mẹ luôn tươi mãi trên môi

- Kết bài: Cảm xúc của bản thân về nụ cười của mẹ, những lời hứa và hành động để mẹ sẽ luốn có được nụ cười.

d. Sửa bài: Mỗi văn bản khi được hoàn thành đều phải được kiểm tra và sửa lại bài. Việc sửa lại bài sẽ giúp chúng ta phát hiện ra những lỗi sai cơ bản về ngữ pháp, về câu về chữ, về cách dùng từm đặc biệt là về nội dung của bài. Một bài văn hoàn chỉnh phải chứa đựng được chủ đề của đề đã nêu ra, ngoài ra còn phải có hình thức gọn gàng, dễ hiểu.


II. Luyện tập

a. Cả bài văn đã biểu hiện tình yêu quê hương, và niềm tự hào về quê hương mình

Một số nhan đề có thể đặt cho bài văn là: Quê tôi, An Giang yêu dấu, Tự hào quê hương tôi, An Giang trong tôi,

b. Dàn ý của bài:

- Mở bài: Giới thiệu về tình cảm dành cho quê hương (đi xa về là nói đến cái đẹp, cái lớn của quê mình)

- Thân bài:

+ Sự gắn bó của quê hương với tuổi thơ tác giả

+Niềm tự hào của tác giả về quê hương An Giang – mảnh đất anh hùng, mảnh đất của những chiến công vang dội.

- Kêt bài: Cảm xúc, tình cảm của tác giả dành cho que hương, đó là tình yêu thương thấm đượm từ thơ bé. Tác giả khẳng định lại vấn đề về niềm tự hào về quê hương mình.

c. Phương thức biểu cảm của bài văn.

- Tác giả đã sử dụng khéo léo cả 2 phương thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp.

+Đầu tiên, tác giả sử dụng ngôi thứ nhất, tôi để nói lên chính tình  cảm của mình đối với quê hương, “ ôi, quê mẹ nơi nào cũng đẹp,” và sự tùa hào về quê hương còn được khẳng định ở câu “còn tôi cứ về quê là kể cái đẹp , cái lớn của quêmình”

+Thông qua cách biểu cảm gián tiếp bằng việc gợi lại những hình ảnh gắn với quê hương thời tuổi thơ, cũng như nhắc đến những chiến công anh hùng diễn ra tại quê hương An Giang, tác giả đã khéo léo bày tỏ niềm tự hào, tình yêu sâu đậm của mình với quê mẹ An Giang.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác