logo

Soạn bài: Sau phút chia ly (siêu ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Sau phút chia ly siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 7 siêu ngắn gọn được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh không phải chuyên Văn tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất.

Soạn bài Sau phút chia ly | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1

Dựa vào phần chú thích về thể thơ song thất lục bát, chúng ta có thể nhận diện về thể thơ của đoạn thơ Sau phút chia li như sau:

- Câu: cứ 2 câu 7 chữ (song thất) thì tiếp đến cặp câu 6 -8 (lục bát) =>Tạo thành 1 khổ có 4 câu. Tuy nhiên, số lượng khổ thơ là không hạn định

- Gieo vần: 1 2 3 4 5 6 7

                  1 2 3 4 5 6 7

 Khổ 1         1 2 3 4 5 6

                  1 2 3 4 5 6 7 8

              -------------------------

Khổ 2           1 2 3 4 5 6 7

                         …….

=> Chữ thứ 7 câu trên gieo vần chữ thứ 5 câu dưới

Chữ cuối của câu 6 hiệp vần chữ 6 của câu 8

Chữ cuối của câu 8 vần với chữ 5 của câu 7 ở khố tiếp theo.

Câu 2 

Nỗi sầu bi của người vợ được hiện lên qua 4 câu thơ đầu để mở đầu cho những tâm trạng cảm xúc ở những dòng thơ tiếp theo. Người chồng đi, để lại một mình người vợ cô đơn, lẻ loi gối chiếc tại nơi “buồng cũ chiếu chăn”. Người vợ đoái hoài trông theo bóng dáng , bước chân người chồng càng cảm thấy nghẹn lòng và buồn tủi bởi sự cách ngăn của mây núi.

- Tác giả sử dụng các vế đối lập: chàng thì đi – thiếp thì => tạo ra sự đối lập về hành động báo hiệu 2 con đường đi, 2 lối về bị cách ngắn của hai vợ chồng. Hơn thế nữa, ở câu thơ tiếp, tác giả rót và những từ ngữ gợi màu sắc cụ thể “tuôn ngàn mây biếc, trải ngàn núi xanh” đã nhấn mạnh thêm về sự chia ly vạn dặm, vạn trường. Sự chia ly đó, như thấu vào đất trời, không gian mở rộng về chiều sâu và chiều xa càng làm cho sự chia ly trở nên thăm thẳm. Hơn thế nữa, giữa đất trời bao la, mây núi bạt ngàn, bỏ lại hình ảnh người chinh phụ, cô đơn, buồn tủi, nhỏ bé một mình giữa chốn ấy.

Câu 3 

Sự chia ly, xa cách của hai vợ chồng, càng được nhấn mạnh thêm ở 4 câu thơ tiếp theo.

- Những cái tên được nhắc đến : Hàm Dương – Tiêu tương, đây chính là 2 địa danh mà 2 người đang ở. Như vậy, việc nhắc đến 2 địa danh, tạo nên sự chia ly là có thật, tuy nhiên, ở câu “ cây Hàm Dương cách Tiêu tương mấy trùng?” . Bằng câu hỏi đó, cho thấy, khoảnh cách càng trở nên mơ hồ, vô định, và nếu vậy thì bao lâu, bao nhiêu thời gian để xác định được là có được gặp lại nhau hay không.

- Sử dụng phép đồi còn ngoảnh – hãy trông thể hiện một tình cảm sâu đậm, tình nghĩa vợ chồng sâu sắc của hai vợ chồng người chinh phụ. Dù là khoảng cách về địa lí, về không gian, thời gian bao xa, muôn trùng thì cùng không cản nổi tình cảm và tấm chân tình mà hai vợ chồng dành cho nhau.

- Việc đảo ngữ, và dùng phép lặp từ càng làm nhấn mạnh thêm về khoảng cách của hai vợ chồng ở hai nơi. Như vậy, tình cảm ở đây, nỗi nhớ ở đây là xuất phát từ cả 2 phía, hơn thế nữa, là dù có bị xa cách bởi địa lí muôn trùng, chia ly về thể xác, nhưng trong tâm hồn học vẫnđồng điệu, vẫn nhớ về nhau.

Câu 4 

- Sự chia ly càng được nâng lên và lan ra được thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Càng nhớ về nhau bao nhiêu càng thấu được nỗi xa cách bấy nhau, xa cách bởi trùng trùng điệp điệp núi ngàn, càng ngóng trông lại càng thấy mù mịt, càng cứa vào vết thương lòng nỗi nhớ nhung da diết. Để rổi người chinh phụ phải thốt lên “lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”  

Việc sử dụng các cùng, thấy thể hiện nỗi sầu chia ly ở cả 2 người, cả hai phương. Trong lòng họ cùng thấy nhớ thươmg về nhau và mong ngóng nhau. Đặc biệt cách dùng các từ ngữ như ngàn dâu và màu xanh của ngàn dâu là màu xanh ngắt =>  màu xanh ngắt ấy làm mờ đi mọi thứ, và không còn xuất hiện bóng dáng con người ở đây nữa. Sự xa cách trở nên vô tận, miên man theo những ngàn dâu.

Câu 5

Các kiểu điệp ngữ được tác giả dùng xuyên suốt trong đoạn thơ gồm:

- Điệp ngữ vòng:

         Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại

  Bến Tiêu tương thiếp hãy trông sang

          Bến Tiêu tương cách Hàm Dương

  Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng

=> Việc lặp lại như vậy, làm nhấn mạnh về khoảng cách vật lí xa xôi, muôn trùng

                                              -----------

   Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

        Ngàn dâu xanh ngắt một màu

=> Thể hiện thiên nhiên rộng lớn, bạt ngàn và không có hình bóng con người

- Điệp về từ ngữ chỉ nhân vật: Chàng – Thiếp =>Nổi bật đối tượng, và làm cho câu chuyện trở nên chân thực.

- Điệp các từ chỉ màu sắc: Xanh – Xanh Xanh => Cho thấy màu xanh của ngàn dâu, màu xanh ngất ấy ngập lên cả tâm trạng, làm mờ đi bóng dáng con người, mọi thứ trở nên bao la và sự xa cách càng trổ nên vô tận.

Câu 6 

Có thể thấy, cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là nỗi sầu chia ly của người chinh phụ cũng như sự mong ngóng , chờ đợi mỏi mòn của 2 vợ chồng chinh phục. Những điều đau xót là khoảng cách quá xa về không gian địa lí, do đó mà nỗi sầu về sự chia ly càng được đẩy lên đến tột đỉnh. Từ những lời than trách của người chinh phụ, tác giả còn muốn lên án oán trách, tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa, đã làm bao nhiêu người phải chia ly.

- Bằng việc sử dụng ngôn ngữ có chọn lọc mang đậm dấu ấn cảm xúc, những hình ảnh so sánh tương đồng với tâm trạng con người và những biến pháp nghệ thuật điệp ngữ nhịp nhàng, đã đấy mạnh cảm xúc, tâm trạng của nhân vật lên được cao trào, giúp thể hiện chủ đề tác phẩm tốt nhất.

- Giọng điệu: chủ yếu trong bài thơ này, chúng ta nhận thấy một giọng điệu buồn thương và nghẹn lòng, và có chút sự oán trách về hoàn cảnh của nhân vật, buồn thương về số phận phải chia ly.


Luyện tập

Câu 1

Phân tích màu xanh trong đoạn thơ

a. Các từ chỉ màu xanh: núi xanh, xanh xanh những mấy ngàn dâu, xanh ngắt,

b. Sự khác nhau giữa các màu xanh đó:

-Núi xanh: một màu xanh mang mức độ trung bình, là ,màu xanh hợp lại của những tán cây trên núi, tạo thành một màu xanh mà chúng ta vẫn thường thấy.

- Xanh xanh: Mức độ xanh hơn màu xanh bình thường

- Xanh ngắt: màu xanh đạt cực độ

c. Tác dụng của việc sử dụng các từ xanh – xanh xanh – xanh ngắt là chủ ý của tác giả nói lên sự tăng cấp của mùa xanh, cũng là sự nhân lên của không gian và sự vô cùng của tâm trạng. Từ việc sắp xếp thứ tự các màu xanh theo một trình tự hợp lí, từ không gian được mở rộng ra, khoảng cách dãn dài ra, và tâm trạng buồn sầu bởi sự chia ly được đẩy lên tột cùng.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác