logo

Quan hệ từ


Soạn bài: Quan hệ từ (siêu ngắn)

Soạn bài Quan hệ từ | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


I. Thế nào là quan hệ từ?

1. Xác định quan hệ từ:

a. Quan hệ từ là : của => quan hệ sở hữu

b. Quan hệ từ là: như => quan hệ so sánh

c. Quan hệ từ là: bởi – nên =>quan hệ nguyên nhân – kết quả

d. Quan hệ từ là : nhưng => quan hệ đối nghịch

2. Các quan hệ từ nói trên được liên kết với nhau bằng những từ ngữ liên kết

- Cụ thể :

a. Quan hệ từ của: biểu hiện ý nghĩa sở hữu (đồ chơi của chúng tôi, chứ không phải của ai khác)

b. Quan hệ từ như => So sánh sắc đẹp của Mị Nương với vẻ đẹp của hoa (rất đẹp)

c. Quan hệ từ bởi – nên => làm rõ nguyên nhân (ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) nên có được két quả (chóng lớn lắm)

d. Quan hệ từ nhưng => từ câu trước, cho thấy sự đối nghịch giữa mọi hôm và hôm nay khác nhau như thế nào (hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả)


II. Sử dụng quan hệ từ

Câu 1 (trang 97 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bắt buộc phải có quan hệ từ

Không cần có quan hệ từ

(b), (d), (g),

(a), (c), (e), (h), (i)

Câu 2 (trang 97 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nếu ... thì…, thì sẽ…

- Vì ... nên…

- Tuy ... nhưng ..., nhưng mà…, thế nhưng…,

- Hễ ... thì ...

- Sở dĩ ... vì ..., là vì….,

Câu 3 (trang 97 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Đặt câu với các cặp quan hệ từ.

- Nếu – thì: Nếu không đi làm đúng giờ, thì tôi sẽ bị phạt

- Vì – nên : Vì giá thịt tăng nên hôm nay tôi sẽ không mua thịt nữa

- Tuy – nhưng: Tuy hôm nay tôi rất mệt, nhưng tối vẫn sẽ làm hết bài tập

- Hễ - thì: Hễ cứ đi làm muộn 1, 2 phút thì trưởng phòng lại nói : phạt, phạt, phạt

- Sở dĩ – vì : Sở dĩ tôi có được thành công ngày hôm nay là vì có sự giúp đỡ của Bố mẹ, bạn bè trong suốt thời gian qua


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Các quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản Cổng trường mở ra

- Của (của con), Còn (còn bây giờ), như (như uống 1 li sữa…), của (gương mặt thanh thoát của con), như (như đang mút kẹo), cứ (cứ mỗi lần), lại (con lại háo hức), nhưng (nhưng mẹ chỉ dỗ 1 lát), nhưng (nhưng cũng như….), như (như một chuyến đi xa), cho (cho kịp giờ)

Câu 2 (trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Điền các cặp quan hệ từ cho đoạn văn:

Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi và nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.

Câu 3 (trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Các câu đúng:

- Nó rất thân ái với bạn bè

- Bố mẹ rất lo lắng cho con

- Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con

- Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam

- Tôi tặng anh Nam quyển sách này

Các câu sai:

- Nó rất thân ái bạn bè

- Bố mẹ rất lo lắng cho con

- Tôi tặng quyển sách này anh Nam

Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các quan hệ từ.

Tôi thích mùa xuân, và với tôi mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Chẳng phải, mỗi độ xuân về, chúng ta lại thấy lòng háo hức, thiên nhiên, cảnh vật nhuộn một màu tươi mới và trở nên căng tràn sức sống hơn bao giờ hết. Không những là thời điểm bắt đầu của một năm mà còn mang theo những hi vọng, may mắn đến cho mọi vật. Mặc dù, không phải là một mùa duy nhất trong năm, nhưng mùa xuân giữ trọn vẹn  những dấu ấn riêng, những tình cảm riêng, tạo nên sự tươi mới cho muôn loài. Chính vì những dấu ấn riêng của mùa Xuân như vậy, nên tôi yêu mùa Xuân đến lạ lùng.

Câu 5 (trang 99 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Phân biệt nghĩa của quan hệ từ nhưng trong 2 trường hợp:

a. Nó gầy nhưng khỏe => thể hiện thái độ tích cực, khen ngợi về nhân vật tuy gầy người nhưng lại có sức khỏe

b. Nó khỏe nhưng gầy => Thể hiện thái độ thiên hướng chê về nhân vật, tuy khỏe nhưng ngoại hình lại gầy, không được đẹp mắt

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 1

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác