logo

Soạn bài: Bánh trôi nước (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAi giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Bánh trôi nước siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 7 siêu ngắn sẽ giúp các bạn chuẩn bị bài trước khi đến lớp và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất

Soạn bài Bánh trôi nước | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1

Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngon tứ tuyệt.Vì khi phân tích về thể thơ của bài này chúng ta sẽ thấy:

- Số câu thơ: 4 câu trong một bài thơ

- Sỗ chữ trong câu: 7 chữ trong 1 câu thơ

- Gieo vần : chữ cuối cùng của các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau ( tròn- non- son)

Câu 2 

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả qua các chi tiết: trắng, tròn, bảy nổi, ba chìm, do tay người nặn, và cuối cùng tạo thành hình thù của chiếc bánh (hình tròn).

b. Vẻ đẹp về con người, phẩm chất của người phụ nữ được hiện lên qua cách miêu tả: vừa trắng lại vừa tròn=>vẻ đẹp ngoại hình. Bảy nổi ba chìm=> số phận lận đận, long đong, vất cả của người phụ nữ. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn=> Thân phận bị phụ thuộc đấy đưa của người phụ nữ. Giữ tấm lòng son=> Sự son sắc, thủy chung của người phụ nữ

=> Những câu thơ rất ngắn, nhưng lại đúc rút được vẻ đẹp về ngoại hình cũng như phẩm hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.

c. Bài thơ mang 2 ý nghĩa khác nhau nhưng có mối liên hệ lẫn nhau. Xác định nghĩa làm nên giá trị của bài thơ, chúng ta thấy rõ là nghĩa thứ 2 đảm nhiệm vai trò đó. Vì một tác phẩm có giá trị thì nó phải mang trong mình những tư tưởng nhân văn, những thông điệp ý nghĩa sâu sắc. Do đó, nếu tác giả chỉ muốn dừng lại ở việc miêu tả bánh trôi nước thì tác phẩm của Hồ Xuân Hương chắc chắn sẽ không được lưu truyền đến tận bây giờ, và những lời nói, từ ngữ cũng không cần quá chọn lọc để viết một bài thơ về một món ăn như vậy. Thế nên, Những thông điệp, những dụng ý mà tác giả muốn thể hiện đó chính qua hình ảnh biểu khắc họa vẻ đẹp cũng như số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.


Luyện tập

Câu 1

Các bài ca dao có từ “Thân em”

- Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

=> Giữa bài thơ Bánh trôi nước và các bài ca dao, câu hát than thân đã học, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy mối liên hệ về cảm xúc, tâm trạng giữa các bài, dó là nói về thân phận bếp bênh, phụ thuộc, không được quyết định số phận của mình trong xã hội của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Những người phụ nữ đó luôn phải chịu sự bất công, vùi dập về cả thể xác lẫn tinh thần.

Câu 2

Học thuộc lòng bài thơ

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác